Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Truyện ngắn Hòa Văn: DỊ HỒN...


HÒA VĂN


Mẫn Mẫn về tới nhà đã hơn hai mươi mốt giờ, rón rén đi ngang qua phòng ngủ của mẹ thấy ánh sáng đèn trong phòng lờ mờ... định bụng dòm vào khe cửa xem thử mẹ có ngủ yên giấc không nhưng lại thôi.
Cơn buồn ngủ cộng với có chút rượu mừng sinh nhật của người bạn nữ thân thiết dù chỉ là rượu vang thôi thế mà sao vẫn thấy hay hay thế nào ấy. Bảo say rượu thì chưa vì chừng năm ly ăn nhằm gì với cơ thể đẫy đà của cô con gái hai mươi bốn tuổi. Mẫn Mẫn vịn thanh cầu thang lên tầng hai.
Trong phòng Thương. Phòng của mẹ Mẫn Mẫn đèn phụt tắt.
Thương nằm sấp còn Chỉnh nửa nằm nửa ngồi dựa lưng vào vách tường phía đầu của divan.
Thương thút thít khóc. Không biết chuyện gì đã xảy ra Chỉnh lục mãi trong đầu cũng chẳng thấy có gì làm người vợ hờ của mình giận đến nỗi như vậy. “Hay là cô ta biết phong phanh vụ...”. Chỉnh thoáng nghĩ rồi vội vàng dập tắt ngay. “Làm gì mà biết!”. Chỉnh tự trả lời như thế trong bụng.
Thương gãy gánh giữa chừng năm bé Mẫn Mẫn vừa tròn mười bốn tuổi. Ba Mẫn Mẫn lúc đầu là người tốt, rất tốt, ngôi nhà ba tầng nầy của chồng công vợ đã đành nhưng phần chồng nhiều lắm. Những chuyến buôn hàng từ biên giới về thành phố không đi thi thôi đã đi trúng lớn đó là ở thời kỳ cuối những năm tám mươi, khi đất nước chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị trường. Sự non nớt trong quản lý loại hình kinh tế mới ấy nơi thành phố đông dân là kẽ hở cho những ai biết làm giàu. Ông bà xưa nói trúng phàm làm điều gian dối sẽ không bền mà còn mang họa. Người chồng Thương coi đường sá quán xá là nơi tá túc rồi dẫn đến bỏ bê việc gia đình, kế đến lâm cờ bạc cá độ bóng đá. Giàu lên nhanh và lụn bại cũng chóng tiền mất tật mang và qua đời sau cơn bạo bệnh tính đến nay đã trên mươi năm. May mà Thương tích cóp còn số vốn nho nhỏ nếu không?. "Thôi số mạng đành chịu!". Thương hay nghĩ vậy và lấy việc buôn bán ở Shop hàng thời trang ngoài chợ Tân Bình làm niềm vui. Vậy mà...
                                                                     
Trời đổ mưa bất chợt. Ở thành phố nầy là vậy. Mới nắng hầm hập thế mà thoáng tiếng đồng hồ sau mưa... mưa xối xả.
Ngồi ở Shop nhìn ra đường nước mưa rút không kịp dâng lên gần ống quyển. Toàn bộ xe cộ đang bị khựng lại. Nhiều người đi xe Honda dắt xe lên lề đường loay hoay nổ máy chạy tiếp.
Chỉnh hết đề lại đạp đến tua thứ mười mấy rồi mà con xe ga đời mới vẫn im như miệng ngậm tăm. “Chắc hỏng gì rồi?”. Thương nhẩm nhẩm như vậy khi thấy “anh gì ấy” áo quần sũng nước mưa trông tội nghiệp.
Chỉnh ngước mặt lên đã thấy Thương cầm trên tay chiếc dù hoa và một tay cầm chiếc áo mưa cánh dơi.
“Cho anh mượn tạm!”.
Thương nhìn rõ mặt “anh gì ấy” thoáng rùng mình. Đây là cảm giác hết sức bình thường trước cái nhìn sắc sảo và đa tình của đôi mắt Chỉnh. Đôi mắt một mí cộng với hai hàng lông mi đẹp như kẻ vẽ dù đang ướt đẫm nước mưa.
“Vâng! Cảm ơn em!”.
Thương lại thêm một lần nữa bị hớp hồn bởi câu nói ngọt và lịch sự của “anh gì ấy”.
“Dạ... em cho anh mượn tạm thôi!”.
“Chưa chắc!”.
Chỉnh đùa tinh nghịch.
“Hỗng dám!”.
Đó là đoạn đối thoại ngắn ngủi và dẫn đến hai người xa lạ về sau quen thân với nhau. Và bây giờ đang ở chung trong căn phòng...
“Anh bật đèn lên!”.
Thương dừng khóc nói với Chỉnh.
Chỉnh nói:
“Có gì vậy?”.
“Anh cứ bật đèn sáng đi!”.
Chỉnh chưa vội đã nhiều lần trước cũng vậy. Mọi việc giận dỗi gì đó do chưa hiểu hoặc hiểu nhầm sẽ chóng vánh qua đi khi Chỉnh mạnh dạn sấn tới. Và tất cả trở nên hiền hòa. Thương thả lỏng cả người để đón nhận bao sự nồng cháy của con tim đang háo hức tràn đầy nhựa sống giống cây bị hạn thiếu nước tưới giờ đang gặp bữa trời mưa nặng hạt.
“Ai có trách điều gì thì trách xin đừng có lời ong tiếng ve với em tội nghiệp. Bé Mẫn Mẫn giờ đã lớn khôn vừa xong Đại học nay mai đi làm và rồi nay mai sẽ có gia nương...”.
Thương nằm trong tay Chỉnh mà nghĩ miên man như thế...
“Vậy nên chắc con mà biết nó cũng đồng ý thôi!”.
Thương tiếp tục suy nghĩ...
Chỉnh có vợ con đoàng hoàng lại là một người ăn nên làm ra việc đi mây về gió có gì lạ. Thương cũng chẳng cần Chỉnh chu cấp tiền nong gì. Tự Thương xoay xở quá đầy đủ. Một Shop ở chợ, một nhà cho thuê làm văn phòng ở khu dân cư mới Bình Tân cả hai khoảng thu nhập mỗi tháng trên mười lăm triệu...
Cơn mưa đêm về sáng càng tăng thêm sự ham muốn... Thương lặng lẽ ngồi dậy mở cửa phòng ra phòng bếp vệ sinh cá nhân một cách vội vã xong quay trở lại ngay.
Chỉnh nói:
“Em hết gận chưa?”.
Đèn vẫn chưa bật.
Hôm ấy là Chủ Nhật.
....                                                                   
Cũng là ngày Chủ Nhật...
Chỉnh đến nhà mà không điện thoại báo trước Thương như mọi khi. Xe đỗ trước cổng. Trời mùa Đông mới chạng vạng nom như đã tối rồi. Thấy có người dừng xe lâu trước nhà, Mẫn Mẫn dừng nghe nhạc ra đứng ngoài ban công nhìn xuống, biết chú Chỉnh, cô trở vào phòng mặc thêm chiếc áo lạnh màu cánh sen mode Đà Lạt, đi lại tấm kiếng soi soi... Mẫn Mẫn mỉm cười chính với bóng của mình tự khen "Ai bảo mày đẹp thế!". Mà đúng chính mẹ cũng nhiều lần khen lấy khen để cô con gái rượu, nào là như người mẫu, như hoa hậu... Con trai cùng trang lứa thì thậm thò thậm thụt mỗi khi gặp Mẫn Mẫn bởi sức sống của cô gái đương thì mơn mởn...  như thế!. Chịu thôi!.
Mẫn Mẫn đi xuống mở cổng.
“Chào chú Chỉnh!. Mẹ cháu đi sang nhà cô bạn bên chợ Tân Bình.”.
Chỉnh giờ đã bước xuống xe tay vịn cửa cổng sắt nói:
“Chú đi chút việc sẽ quay lại!”.
“Dạ! Dạ... Mời chú vào nhà chút mẹ cháu về!. Mẹ có nói với cháu đang cần gặp chú để hỏi chú về việc gì liên quan đến Shop của mẹ.”.
Chỉnh:
“À!. Nhớ rồi!”.
Và cho xe vô sân.
Có chuyện cần nên quá hai mươi giờ Thương mới về nhà. Bước vào phòng riêng của Mẫn Mẫn, Thương hoảng hốt chứng kiến cảnh "dượng và cháu...".
Mẫn Mẫn thất thần vừa khóc vừa kể tại chú... tiếng được tiếng mất quá thảm thương!.
Chuyện xảy ra quá bất ngờ khiến chính Thương cũng không có được giọt nước mắt nào chỉ có giận tím môi. Giận Chỉnh bao nhiêu Thương tự cấu xé lòng mình bấy nhiêu. Ngôi nhà vững chải như thế mà đang lung lay tận móng.
Chỉnh hối hận cũng đã rồi...
Thương láng máng điều gì trong đầu mấy tháng gần đây mà không dám dứt khoát nói không với trò cút bắt tình yêu của mình.
Thật dị hồn dị tướng!.

Hòa Văn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét