Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

Phạm Hầu họa sĩ-thĩ sĩ



Trên văn đàn, có nhà thơ viết trước sau chỉ khoảng 20 bài thơ, thế nhưng nhắc đến ông là người ta nhớ đến hai câu bất hủ Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận/ Chẳng biết xa lòng có những ai?. Thế mới biết, đi vào trái tim nhân thế đâu cứ phải thiên kinh vạn quyển...
Đó là nhà thơ đất Điện Bàn - Phạm Hầu, người được Hoài Thanh - Hoài Chân phác họa chân dung trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” (NXB Văn học, 2000, tr 226, 227) bằng vài nét cảm nhận về thơ rằng: “Ở giữa đời, Phạm Hầu là một cái bóng, chân đi không để dấu trên đường đi”; “Hồn thơ là một cái gì đó rất mong manh”...
Họa sĩ làm... thơ
Phạm Hầu (1920 - 1944), tên trong gia phả là Phạm Hữu Hầu, sinh ở Gò Nổi, làng Trừng Giang nay thôn Hòa Giang, xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Cha ông là Tiến sĩ Phạm Liệu, người đứng đầu nhóm “Ngũ phụng Tề phi” xứ Quảng, từng làm quan đến chức Tổng đốc Nghệ An rồi Thượng thư Bộ Binh dưới 4 triều vua Thành Thái, Duy Tân, Khải Định và Bảo Đại.
Lúc nhỏ, ông học Trường Quốc học Huế, sau ra Hà Nội học tại Trường Mỹ thuật Đông Dương (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam).
Do mắc chứng bệnh động kinh, ông nằm điều trị tại nhà thương Vôi ở Bắc Giang một thời gian rồi được chuyển về quê nhà, nhưng khi tàu hỏa đến đoạn Đồng Hới (Quảng Bình) - Huế, thì ông mất.
Về sự ra đi đột ngột của nhà thơ, trong cuốn “Việt Nam thi nhân tiền chiến - Quyển 2” (NXB Sống Mới, Sài Gòn, 1968, tr. 91-95) viết như sau:
“(Phát giác ông mất), người soát vé bắt buộc người thân đi theo phải đem xác ông xuống ga Truồi (Huế). Từ nơi đó, người nhà thuê thuyền đưa ông về Huế rồi an táng trên một đồi nhỏ, sau một ngôi chùa cổ ở vùng Nam Giao.
Và để tiễn biệt một linh hồn cô đơn đi vào nơi yên nghỉ cuối cùng, người ta chỉ nghe đôi câu kinh, vài tiếng thút thít trong một chiều mưa gió thê lương...”.
Ông vẫy ngoài vô tận ngày 3 tháng 1 năm 1944, hưởng dương 24 tuổi, để lại cho đời khoảng 20 bài thơ, nhưng đó là những viên ngọc quý trong kho tàng thi ca Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất là Vọng hải đài.
Bức ảnh chân dung ông Trần Văn Anh
Học Trường Mỹ thuật Đông Dương khóa 13, Phạm Hầu là họa sĩ, nhưng rất tiếc không rõ ông có bao nhiêu họa phẩm. Vào tháng 5-2017, nhà văn Hòa Văn (quê làng Đông Bàn, xã Điện Trung) công bố trên blog của mình (hoavanruotra.blogspot.com) bài viết “Tìm thấy một họa phẩm của họa sĩ Phạm Hầu”. Đó là bức chân dung ông thợ mộc Trần Văn Anh cùng làng Trừng Giang với họa sĩ, vẽ bằng bút chì đường nét còn tốt.
Tác giả dẫn lời ông Trần Cao Hoang (tên thường gọi Trần Văn Quận, cháu nội ông Trần Văn Anh hiện ở làng Trừng Giang) cho biết, ông Anh làm thợ mộc, thường hay đóng cho nhà ông Phạm Liệu các đồ gia dụng bằng gỗ.
Hôm ấy họa sĩ - thi sĩ Phạm Hầu vừa về nhà gặp ông đang lắp ráp đồ mộc. Thi sĩ - họa sĩ ngỏ ý: “Trưa ông về lấy khăn đóng áo dài trở lại nhà đây tôi xin vẽ chân dung của ông”. Thế là bức chân dung được vẽ xong. Nay tuy không còn như ban đầu do giấy không tốt nhưng nét vẽ đúng thần thái của ông Trần Văn Anh, được người cháu nội lưu giữ làm di ảnh thờ.
Sinh phận mong manh, người thơ phong vận
Viết về nhà thơ Phạm Hầu, chạnh nhớ đến nhà văn Hoàng Minh Nhân, người đã cặm cụi sưu tầm tư liệu để cho ra đời cuốn “Vẫy ngoài vô tận” (NXB Thanh Niên, 2001).
Người viết từng cộng tác với nhà văn Hoàng Minh Nhân khi ông nhận lời Ban Biên tập Tạp chí Văn Hiến tổ chức bài vở cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Có lần cùng ông lên viếng Ngũ Hành Sơn, dừng chân trước Vọng hải đài và mường tượng đâu đó có bóng dáng nhà thơ – chàng trai trẻ của gần 70 năm trước đang trầm ngâm ngắm non xanh biển thẳm, rồi bất chợt rùng mình giữa chốn linh thiêng mà rứt lòng ra những câu thơ diễm tuyệt: “Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận/ Chẳng biết xa lòng có những ai?”.
Vọng hải đài trên ngọn Thủy Sơn ở danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Cái cảm giác chông chênh, nhẹ hẫng khi đứng trên đài trông ra biển ấy đã nâng nhà thơ người Điện Bàn lên với gió với mây, chạm đến khoảnh khắc hiện tồn mà bất giác neo một câu hỏi nửa thực nửa hư vào bao la vô tận.
Ngày trước, hai câu thơ bất hủ đó đã lọt vào mắt xanh của Hoài Thanh - Hoài Chân và hai nhà phê bình văn học này đã “tạc” chân dung "vẫy ngoài vô tận" của Phạm Hầu vào cuốn Thi nhân Việt Nam 1932-1941 từ năm 1942 với bản in lần đầu do Nguyễn Đức Phiên xuất bản.
Ở nơi cao xanh nào đó, Phạm thi sĩ hẳn đã tỏ lòng cảm ơn Ngũ Hành Sơn nói chung, Vọng Hải đài nói riêng, với cảnh sắc trời mây non nước, đã khiến mình “phải lòng” mà cảm tác nên những câu thơ được người đời nhắc hoài đến… vô tận!
Thi sĩ Bùi Giáng trong tạp văn Phạm Hầu đăng trong cuốn Thi ca Tư tưởng xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn, đã nhận xét về ông: “Phạm Hầu viết những lời như thế thuở ông hai mươi mấy tuổi đầu. Hai mươi mấy tuổi mà dường như đã có đủ trong hồn một trăm năm đạo hạnh.
Ông đi vào thi ca, nghệ thuật, với tâm hồn con người thanh tu đạt đạo. Người thanh niên ấy đã biết khước từ hết mọi thứ “dưỡng chất trần gian” và âm thầm gửi cho trần gian một chút tặng vật nho nhỏ.
Ngờ đâu tặng vật nho nhỏ kia lại khổng lồ như một Kim Tự Tháp nằm giữa sa mạc mênh mông để ghi lại ngấn tích một nền văn minh huyền ảo nhất thế gian”.
Hai mươi mấy tuổi đầu quả là “mong manh sinh phận”, một sự mong manh khiến tác giả Nguyễn Thanh Tâm bật lên câu hỏi đầy cảm thán trong bài “Phạm Hầu - Gieo lệ vàng trên ngấn nắng…” đăng trên Chuyên trang Văn học Quê nhà - Báo điện tử Tổ Quốc (vanhocquenha.vn) của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
“Tôi cứ băn khoăn tự hỏi: Nếu Phạm Hầu không “ngã hồn” ở tuổi 24 trên chuyến tàu muộn về xứ Huế ấy, hành trình thi nghiệp của ông sẽ đi về đâu và có một dạng thái như thế nào? Với chút mong manh của sinh phận, những điều đã biết về Phạm Hầu, về thơ ông, dù ít ỏi, nhưng cứ làm người ta thấy tiêng tiếc”.
Định mệnh đã tước đi ở con người tài hoa ấy cái tuổi thanh xuân tươi đẹp nhưng đã bù lại một chất thơ là lạ làm cho thơ ông mãi ở lại trong lòng người yêu thơ cho dù ông đã thênh thang làm một cuộc dạo chơi "vẫy ngoài vô tận":
“Thơ Phạm Hầu có chất, biểu hiện bằng một thi điệu riêng khá quyến rũ. Cái quyến rũ của chất thơ là lạ, rung cảm và mong manh. Đặc biệt, thơ Phạm Hầu toát ra một thứ khí vị tiêu trầm, yểu vong, ám ảnh vào lòng người đọc.
Như Hàn Mặc Tử đã có lần thốt lên: Người thơ phong vận như thơ ấy, thơ Phạm Hầu là con người, là tinh túy của cõi trần ghé tạm vài mươi năm tuổi trẻ”. (Nguyễn Thanh Tâm, bài đã dẫn).
Cuộc rong chơi ghé tạm cõi trần của nhà thơ đã dừng lại khi ông chỉ mới tròn tuổi 24. Thế mà ngày ông chào đời tính đến nay đã gần một thế kỷ (ông sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920). Người đã ra đi về cõi vô tận nhưng thơ thì vẫn chẳng thể xa lòng đối với tín đồ của một giáo phái có tên là Thi ca. Cho dù con người ấy chỉ ghé tạm cõi trần với một sinh phận mong manh...
VĂN THÀNH LÊ
Một số bài thơ tiêu biểu của Phạm Hầu
Y Lan
Xuân về ca xúy ở dương gian
Âm điệu trong màu nắng mới sang
Trăm ngón hoa buông hình yểu điệu
Nhịp nhàng hương tỏa, dịu dàng lan...

Âm điệu reo vui với nắng đào
Sắc màu tươi đẹp chốn hoa lâu
Tuy nhiên trong cảnh sang xuân đó
Một cội cây xuân dáng điệu sầu

Lá thắm, từng dây, lá rủ hàng
Buồn là bản chất của Y Lan
Cái cây thi sĩ vô tình đã
Biên những dòng "thơ lá" bẽ bàng

Trời là trang giấy rộng như mơ
Ghi chép hồn cây, phải một tờ...
Khốn nỗi bao người lơ đãng quá
Vô tình không hiểu đó là thơ

Tôi đi làm bạn với cây kia
Hồn để song song chẳng gọi về
Cây mạnh, tôi xuân, buồn vẫn đắm
Mạnh, buồn ai bảo phải phân chia.

Lý tưởng
Sầu hương hoa gạo đỏ bên chân,
Xa nắng chiều hoe nhạt mấy phần.
Một cột đèn cao mơ góa bụa,
Đường dài toan nối hận gian truân.
Tôi theo tư tưởng vô cùng tận,
Chỉ gặp vô cùng nỗi quạnh hiu.
Sáng sớm: rạng đông, chiều: chạng vạng,
Những giờ mới lạ có bao nhiêu?
Thuở nhỏ đêm mơ nằm thấy bướm.
Giờ không mơ bướm lại mơ thơ.
Đời tôi nếu rụng bao nhiêu sắc,
Cũng bởi vì tôi quá mộng hờ.
- Ao ước ngày mai sắc nắng thơm
Chiều mai thôi ráng nhuộm cô đơn.
Chiều qua gió thổi lời tôi nguyện,
Quên thổi giùm tôi hận chập chờn.
Tôi đợi người đây, Tuyệt Đích ơi!
Dẫu xa, xa cách mấy phương trời.
Biết rằng vô ích sao tôi vẫn
Phung phí đời tôi mấy độ tươi.

Vọng Hải đài
Chẳng biết trong lòng ghi những ai?
Thềm son từng bước gót vân hài.
Hỡi ôi! Người chỉ là du khách
Giây phút dừng chân Vọng Hải đài.
Cơn gió nào lên có một chiều
Ai ngờ thổi tạt mối tình kiêu
Tháng ngày đi rước tương lại
Làm rã chân thành sắp sửa xiêu.
Trống trải trên đài du khách qua
Mây ngày vơ vẩn, gió đêm tà,
Muôn đời e hãy còn vương vấn
Một sắc không bờ trên biển xa.
Lòng xiêu xiêu, hồn nức hương mai,
Rạng đông về thức giấc hoa nhài.
Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận
Chẳng biết xa lòng có những ai?

Chiều buồn
Tôi đã dám cầu xin hai giọt lệ
Trên mi nàng huyền bí vẻ say mê
Cho điệu buồn man mác tự đâu về
Đưa ngọn cỏ theo chiều mây lặng lẽ

Cho tôi được nghiêng kề nàng thỏ thẻ
Vì lời yêu rên siết ẩn trong tôi
Chỉ khi buồn may mới thoáng qua thôi
Mà hương lệ đó là trang sổ quý

Buồn len lỏi trên đầu cây, thi vị
Gieo lệ vàng trên ngấn nắng chiều trôi
Tôi kề nàng môi chạy kiếm làn môi
Lời tôi lặn trên môi nàng rung động

Yêu đương đến tất cả chiều mơ mộng
Buồn nhẹ nhàng trong làn khói thu không
Buồn mơn man trên đầu tóc rối bòng
Và vơ vẩn bên đôi người vô tội

Nàng và tôi, nhánh sầu chung rễ cội
Kề vai nhau khi lệ với chiều, rơi
Khi giọt sương âu yếm nhỏ lên người
Nàng và tôi là hai dòng lệ nối.
Trích từ các nguồn: Hoàng Minh Nhân, Vẫy ngoài vô tận, NXB Thanh niên, 6-2001; báo Bạn Đường số 24, ngày 4 tháng 4 năm 1942; Tao đàn tạp chí, NXB Tân Dân, Hà Nội, 1939; Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007.

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

Chợ Hòa Bình (Tân Bình 3), Đ.Trung, Điện Bàn, Quảng Nam



Bạn ah trước đây tại xóm Hòa Bình làng Đông Bàn có giếng Bốn Trụ (giếng hiện còn được làng gìn giữ trở thành di tích vật thể cổ).
Tại xóm Hòa Bình còn có chợ mang địa danh xóm, vừa qua bc xóm đã lập lại chợ này chỉ đông vài giờ từ sáng sớm, chợ nho nhỏ nhưng mua bán nhộn nhịp vs đa dạng hàng hóa... thực phẩm.

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Văn từ phủ Điện Bàn - Văn thánh huyện Diên Phước xưa











Văn thánh huyện Diên Phước nay gọi Văn từ phủ Điện Bàn tọa lạc trên khuôn viên diện tích 4000 mét vuông ở làng Đông Bàn xưa.
Trước 1965 thuộc thôn 1, xã Phú Thọ - Khu Phù Kỳ, quận Điện Bàn sau 1975 thôn Nam Hà 1, xã Điện Trung - Gò Nổi, Điện Bàn, Quảng Nam.
Công trình tôn vinh sự học của  phủ Điện Bàn cũ được xây dựng từ tháng 3 Xuân Quý Sữu - 1853 (Tự Đức năm thứ VI) đến tháng 9 mùa Thu cùng năm là hoàn thành.
Bên trong lập dựng Thần tẩm, bên ngoài có bái đường, đông tây có hiên rộng, chu vi tường ngói, tổng thể văn miếu gồm ba gian hai chái.
Bên ngoài có cổng tam quan, tường bao bọc, trong sân bên trái xây miếu thờ bổn thần.
Văn thánh xưa qua chiến tranh chỉ còn đống gạch vụn, ba trong bốn tấm bia bằng chữ Hán được mang về từ Văn từ phủ, đặt trang trọng trong sân Bảo tàng Điện Bàn, tuy chữ đã bị phai mờ nhưng vẫn còn đọc được.
Theo bản dịch của nhà nghiên cứu Hán Nôm Ngô Văn Lại (hiện ở phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng - ĐNCT) còn lưu trữ tại Bảo tàng thì những văn bia này được khắc dựng ở những thời điểm khác nhau.
Bia số 1:
Do ông Phạm Hữu Nghi, quan Hữu Tham tri Bộ Lễ sung Toản tu Quốc sử quán, khắc ngày 25 tháng giêng, năm Tự Đức thứ hai mươi sáu (1873), có nội dung:
Mùa Đông năm Tự Đức thứ IV (1851) cố Thái thú Nguyễn Văn Hiến (sau nhậm chức Phú Yên Tuyên vũ sứ) là gốc Quảng Trị báo: “Đây là một sự thịnh vượng của huyện ta, quý vị quân từ phải đi đầu, chịu hao tốn lương bổng mà làm cho nên việc”. Giới kỳ mục, tổng lý nghe thế hăng hái quyên góp tiền của, công sức một cách vui vẻ; bèn chọn đất Đông Bàn, tập trung vật liệu, thuê mướn nhân công khởi công xây dựng. Bên trong lập dựng Thần tẩm, bên ngoài có bái đường; đông tây có hiên rộng, chu vi làm tường ngói, phía trước có tam quan; bên trái xây miếu thờ thần.
Tháng 3 năm Quý Sửu (1853) năm Tự Đức thứ VI khởi công, đến mùa thu năm ấy thì xong. Từ khởi công đến lạc thành vừa 7 tháng. Người chọn đất là tiến sĩ Đỗ Thúc Tịnh ở Hòa Vang và cử nhân Nguyễn Thành Châu (sau làm Tri huyện Hòa Đa). Ông Châu còn làm Hội chủ điều hành việc thi công. Tú tài Phạm Phú Hanh,... Phạm Hữu Chánh giải quyết tiền nong. Vật tư thì có cử nhân Nguyễn Hiển Doãn (sau làm Thừa biện Bộ Lễ); các học trò Thân Đức Uy, Hồ Diêu... điểm xuyết kỷ cương cho nên việc là công của Thái thú vậy.
Phía trước đền là sông lớn, phía sau là núi Trà Kiệu, tuy không đồ sộ nhưng cũng có dáng vẻ tú lệ. Ôi! Đã ăn của đất tất phải báo đền, mãi mãi không dám quên nguồn... Việc kiến trúc này là bày trên một mảnh đất tôn kính vậy!
Và ta nay đã 200 năm gội thuần giáo hóa sâu dày, việc thành tựu ngày càng đông đảo, từ nay về sau hương hỏa ngàn thu, ngưỡng vọng núi cao thực làm cho người đời sau được phát đạt vô cùng vậy!.
Vậy nên ghi họ tên những viên quan, khoa tước trong Hội đã cúng ruộng, tiền như sau:
Đứng đầu danh sách là ba vị Tiến sĩ khoa Nhâm Dần Nguyễn Tường Phổ, Giáo thọ lãnh đốc học; Hội nguyên khoa Quý Mão Phạm Phú Thứ, Thượng thư Bộ Hộ trong Cơ mật viện; Đình nguyên Hoàng giáp khoa Ất Hợi, Đốc học Quảng Trị (khuyết tên). Kế đến là 4 Phó bảng là: Phạm Hữu Nghị, Hữu Tham tri Bộ Lễ; Nguyễn Tường Vĩnh, Tuần vũ Phú Yên; Nguyễn Duy Tự, Thị giảng học sĩ; Hoàng Diệu, Án sát Bắc Ninh; và 2 võ tiến sĩ, 36 cử nhân, trong đó có cử nhân khoa Quý Mão - Nguyễn Thành Ý; cử nhân khoa Đinh Mùi - Ông Ích Khiêm...
Bia số 2:
Ghi danh sách đóng góp tiền của quan chức, khoa bảng, ấm sinh... Trong đó có tên 2 vị trong “Ngũ phụng tề phi” khoa Mậu Tuất 1898 là Phạm Tuấn và Phạm Liệu. Mức đóng không theo bắt buộc và ghi chép liệt kê đầy đủ khi chi vật liệu xây dựng là 5.025 quan, chi công thợ các loại là 3.215 quan.
Bia số 3:
“Ở ngoài 9 châu còn có người ở, huống chi sống trong một nước văn hiến, học đạo của thánh nhân? Đạo trong thiên hạ không xưa nay. Nay hiến của cải, sức lực, người tuy một huyện, một làng mà lòng sùng bái còn xưa mãi vậy. Nay dùng chất để cho ngàn vạn năm sau người trong toàn cầu ai cũng bảo rằng: “lớn lao thay đạo của thánh nhân”.
Sau tiết lập Thu 5 ngày, tháng 7 năm Duy Tân thứ chín (1915).
Kính chữa: Hồng lô tự khanh Phạm Tuấn, đồng Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1898).
Kính soạn: Đốc học hưu trí Phạm Như Xương, Nhị giáp Đình nguyên khoa Ất Hợi (1875)”.
Văn bia bị vỡ nhiều đoạn, trên bia có khắc tên 80 vị từ Tiến sĩ đến học sinh, trong đó có tên của Tiến sĩ khoa thi năm Giáp Thìn (1904) Trần Quý Cáp và danh sách hàng trăm thí sinh và hào lý của các xã thôn trong 11 tổng cúng tiền.
Riêng bia số 4 được phục dựng tại lăng mộ của cụ Phạm Phú Thứ.
Nội dung văn bia nói về công đức và công trạng của cụ (theo ý gia đình).
Những văn bia này là di tích vật thể quý giá.
Nhớ tiền nhân hiện nay (Mậu Tuất - 2018) thị xã Điện Bàn đang tổ chức phục dựng ngôi Văn từ phủ Điện Bàn trên nền đất xưa.
"Đất nào coi trọng việc học đất đó sẽ có nhân tài, thời nào coi trọng việc học thời đó sẽ được hậu thế trân trọng" Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần đã từng nói như vậy nên việc phục dựng Văn từ phủ là cần nhằm bảo tồn tính nhân văn, giá trị khoa học, văn hóa truyền thống của lịch sử đất học Điện Bàn - Quảng Nam.

HÒA VĂN
(Bài có trích dẫn từ Hồ sơ di tích Văn từ phủ Điện Bàn)

Truyện ngắn Hòa Văn: Về làng


http://baoquangnam.vn/van-hoa-van-nghe/truyen-ngan/201212/ve-lang-157437/

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

Ý NGHĨA TRỐNG BÁT NHÃ





Nghi lễ Phật giáo
Chuông trống là một trong các loại pháp khí của Phật giáo. Sở dĩ gọi là Bát-nhã (phiên âm của chữ “prajnaa” (S) có nghĩa là “trí tuệ”) vì công năng của chúng là để thức tỉnh lòng người, có khả năng đánh động tâm linh của người nghe. Chuông Trống Bát-nhã là danh từ chung để chỉ cho đại hồng chung (chuông rất lớn) và trống lớn, thường được đặt hai bên trái phải của chánh điện, theo cách “tả chung hữu cổ” nghĩa là bên trái đặt chuông, bên phải đặt trống. Nhiều chùa còn xây tháp an trí chuông và trống, nên nơi đặt chuông trống là “lầu chuông trống”.
I. Nguồn gốc và ý nghĩa của tiếng Chuông
Nhiều nguồn tài liệu khác nhau đều cho rằng quá trình đưa chuông vào tự viện và được sử dụng rộng rãi trong các chùa chiền Trung Quốc vào thời kỳ nào không được xác định. Tuy nhiên, như sử liệu ghi lại chuông đã được sử dụng vào thời nhà Chu (557 trước TL- 89 TL). Phật giáo Trung Hoa đã đưa Chuông và Trống vào các tự viện năm nào và do ai đề xướng, hiện nay chúng tôi chưa tìm ra tài liệu. Tài liệu về lịch sử của chuông và trống Bát-nhã quả thật là quý hiếm. Tuy nhiên, chúng tôi dựa vào một số tài liệu sau để tạm truy nguyên nguồn gốc của chúng.
Cuốn Quảng Hoằng Minh Tập (số 2103) trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ghi rằng vào thời Lục Triều (420 - 479) đã có nhiều lầu chuông. Năm Thiên Hoà thứ 5 (566) đời Bắc Châu, bài Nhị Giáo Chung Minh được khắc trên ba đại hồng chung lớn nhất thời bấy giờ. Hai cái trong 3 cái này được đúc vào năm 570 và 665 TL.
Tục Cao Tăng Truyện có ghi năm thứ 5 đời Tuỳ Đại Nghiệp (609), ngài Trí Hưng nhận lo việc chuông tại chùa Thiền Định ở kinh đô Trường An. Trong khoảng thời gian này và trở về sau, Bắc Châu không ngừng đúc hồng chung để an trí trong các tự viện.
Lại nữa, theo truyền thuyết cho rằng hồng chung là do Hoà Thượng Chí Công khởi xướng và vua Lương Võ Đế (thế kỷ thứ VI) thực hiện để cầu nguyện cho các thần thức bị đọa trong chốn địa ngục mà người Hoa gọi là chốn U Minh.
Có hai loại chuông thường được sử dụng trong các chùa chiền, tự viện như sau:
Phạn Chung (chuông Phạn): Cũng gọi là “đại chung”, “hồng chung”, “hoa chung” hoặc “cự chung”. Chuông này được đúc bằng đồng xanh pha ít sắt. Thông thường chuông cao khoảng 1,5m, đường kính khoảng 6 tấc. Loại này treo trong lầu chuông, mục đích thỉnh chuông là để chiêu tập đại chúng hoặc báo thời sớm tối. Người Việt mình thường dùng từ “đại hồng chung” chỉ cho loại chuông thật to, gần như không còn có quy định cụ thể là rộng hẹp bao nhiêu nữa. Chuông này còn gọi là chuông U Minh.
Bán chung (chuông bán): Vì chiều kích chỉ lớn bằng 1/2 chuông phạn, nên gọi là bán chung, còn được gọi là “hoán chung” hoặc “tiểu chung.” Chuông này thường được đúc bằng đồng, cao khoảng 6 đến 8 tấc, thường để tại 1 góc trong chánh điện và được sử dụng trong các buổi pháp hội, nên còn có tên khác là “ hành lễ chung.” Người Việt Nam cũng như các nước khác ngày nay cũng linh động chế tạo nhiều loại chuông dạng “bán chung” này, nhưng cũng không có kích thước cố định.
Về thỉnh chuông, xưa ở Trung Quốc tuỳ mỗi Tông phái, từng địa phương mà quy định có khác nhau, nhưng tổng quát là khi bắt đầu thỉnh 3 tiếng và khi kết thúc đánh nhanh 2 tiếng hoặc 3 hồi chín tiếng cho các loại chuông nhỏ khi tụng kinh. Số lượng tiếng thường là 18, cũng có khi thỉnh 36 tiếng, 108 tiếng. Thỉnh 108 tiếng biểu thị hành giả nỗ lực làm vơi cạn đi 108 loại phiền não nơi nội tâm. Mười tám tiếng là biểu thị sự thanh lọc 6 căn, 6 trần và 6 thức.
Ngoài ra, trong thời cực thịnh của Thiền Tông, chuông an trí tại thiền đường, trai đường gọi là “chuông tăng đường”, “chuông trai”; chuông để tại chánh điện gọi là “chuông điện”… Những vị lo việc chuông này gọi là “chung đầu.”
Theo niềm tin cho rằng tiếng vang của chuông có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát. Lại nữa, tiếng chuông thanh thoát của chùa có thể giúp cho loài quỷ đói được nhẹ bớt lòng tham lam, sân hận mà giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Ở các ngôi chùa Việt Nam hiện nay cũng như các chùa Trung Quốc thời xưa hoặc các chùa thuộc các nước theo Phật giáo Đại Thừa như Nhật Bản, Triều Tiên. ...thường có quả chuông lớn để thỉnh vào hai buổi sáng tối trong ngày khi cầu nguyện. Giờ thỉnh chuông buổi sáng lúc 4 giờ hoặc trước thời công phu buổi sang, tuỳ theo quy định của mỗi chùa. Người thỉnh chuông vừa đánh chuông vừa đọc bài kệ:
Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới,
Thiết vi u ám tất giai văn.
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,
Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác.

Nghĩa là:
Nguyện tiếng chuông này khắp pháp giới, thiết vi u ám cùng nghe được, căn cảnh thanh tịnh chứng viên thông, hết thảy chúng sanh thành chánh giác. (Bản dịch của Hòa Thượng Trí Quang, LUẬT SA-DI, SA-DI-NI, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản, 1989).
Dịch thơ:
1
Nguyện tiếng chuông vang rền pháp giới
Chúng sanh ngục Sắt thảy đều nghe
Tiếng đời sạch, chứng được viên thông
Tất cả muôn loài đều giác ngộ.
(Thích Nhật Từ dịch)
2
Tiếng chuông nguyện vang rền các cõi
Núi Thiết Vi tăm tối nghe hay
Âm thanh đời lắng sạch thay
Chúng sanh giác ngộ, tỏ bày an nhiên.
(Thích Nhật Từ dịch)

II. Nguồn Gốc của Mõ và ý nghĩa

Theo sách Tam Tài Đồ Hội của Vương Tích đời Minh có đoạn: “Mõ là loại mà dùng cây khắc thành hình con cá, rỗng bên trong, gõ nó sẽ phát ra tiếng, các hàng Phật tử khi tán tụng đều dùng đến nó.”
Mõ có 2 loại:
Loại hình con cá dài thẳng treo ở nhà kho, nhà ăn…khi đến thời dùng cơm cháo thì gõ nó để báo hiệu. Loại mõ này chỉ dùng trong các chùa cổ Trung Quốc; các chùa chiền, tự viện ở Việt Nam không dùng.
Loại hình con cá có vảy cuộn tròn, khi tụng Kinh thì gõ. Loại này cả Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên đều dùng. Loại mõ này được nói là xuất hiện thuộc triều đại nhà Minh, Trung Hoa.
Theo sách Tham Thiền Ngũ Đài Sơn Ký (quyển 3), Tống Thần Tông, Hy Ninh năm thứ 5 ngày mồng 8 tháng 8 ghi: Trong chùa Thanh Thái có thờ tượng ngài Phó Đại Sĩ. Mỗi khi Ngài muốn gặp các vị tu hạnh đầu-đà nơi cao sơn, chỉ gõ mõ, chư vị sau khi nghe tiếng mõ ấy liền đến. Sau đó, các tự viện lớn nhỏ dưới chân núi đều dùng mõ để tập họp đại chúng. Lại có người cho rằng mõ là do Sa-môn Chí Lâm đời Đường tạo ra, nhưng điều này cũng không lấy gì làm chắc, vì không có sử liệu rõ ràng. Sách Tăng Tu Giáo Uyển Thanh Quy (quyển hạ, phần pháp khí) có ghi lại truyền thuyết rằng có một vị Tăng do phản thầy, huỷ pháp mà bị đoạ làm thân cá, trên lưng con cá ấy lại mọc một cái cây, mỗi khi sóng to gió lớn, khiến thân ra máu, thật thống khổ vô cùng. Một lần nọ, vị Thầy Bổn Sư qua biển, nhân đó nó muốn đòi nợ liền nói rằng: Thầy không dạy bảo nó nên nó mới phải bị đoạ làm thân cá như thế này, do đó nay nó muốn báo oán. Thế rồi, vị Thầy ấy bảo cá nên ăn năn sám-hối, Thầy ấy cũng vì con cá mà cầu siêu chú nguyện và ngay đêm ấy nó được hóa kiếp. Vị Thầy Bổn Sư liền đem cây ấy đẽo thành hình con cá và treo lên để cảnh tỉnh đại chúng. Có thể vì lý do này các mõ tròn sau này cũng hay khắc hình con cá trên mõ để cảnh tỉnh đại chúng.
Theo sách Thích Thị Yếu Lãm ghi rằng: chuông, khánh, bản đá, bản gỗ, mõ đều có khả năng phát ra âm thanh một khi gõ vào và nhờ nghe đó mà đại chúng tập họp nên các loại đó đều gọi là kiền chuỳ.
Sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy, chương Pháp Khí cũng nói khi dùng cơm hoặc khi phổ thỉnh chúng tăng đều gõ mõ. Từ đây chúng ta có thể hiểu lúc đầu mõ dài (loại 1) được dùng để tập họp Tăng chúng.
Nhưng vì sao cả 2 loại mõ đều khắc hình con cá? Sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy nói rằng vì loài cá suốt ngày đêm đều tỉnh, nên khắc hình con cá để mỗi khi gõ, chúng ta tự nhắc mình phải tỉnh thức, chớ có hôn trầm, giải đãi.
Tiếng mõ với mục đích chính là giữ trường canh cho đại chúng khi tụng kinh điển cho nhịp nhàng.

III. Nguồn gốc và ý nghĩa của Trống
Trống là một trong những loại nhạc khí, thường làm bằng đá, cây, đồng, v.v…Xưa tại Ấn Ðộ dùng để báo thời gian, cảnh báo. Khi Ðức Phật còn tại thế, dùng nó để tập họp chúng Tăng Bố-tát, nghe pháp…Ngũ Phần Luật có ghi: “chư Tỳ-kheo bố - tát, chúng bất thời tập. Phật ngôn: nhược đả kiền chuỳ, nhược đả cổ…”. Trung Quốc thời xưa dùng nó trong các dịp lễ lộc, vũ hội…Loại hình có to, nhỏ, treo hoặc để trên giá…Trống to gọi là trống tẩu, nhỏ gọi là trống ứng, treo để đánh gọi là trống treo…
Từ đời Ðường về sau, theo thanh quy của thiền môn, trống là một trong những loại pháp khí dùng làm hiệu lệnh báo thời sớm tối. Sau này Phật giáo Trung Quốc tiến thêm bước nữa là phối hợp nhịp điệu, âm thanh của tiếng trống hòa cùng những lời tán tụng, phổ thành nhạc điệu, gọi là “kỹ nhạc cúng dường, trang nghiêm đạo tràng”, dùng âm thanh làm Phật sự, trợ giúp đại chúng phát tâm thành kính với Tam Bảo.
Ai đã đưa trống vào tự viện? Năm nào? Chúng tôi chưa tìm ra tài liệu để đưa ra một giả thuyết khả dĩ. Tuy nhiên, dựa vào bản dịch bài Thiền Sư Đại Điên và Hàn Dũ thời Đường Hiến Tông năm 820, chúng ta thấy chuông và trống đã được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ Phật giáo. Do đó, ít nhất chúng ta đoán được là trước năm 820, trống đã được đưa vào chùa để làm pháp khí.
Ngày nay, có một vài nghi thức tán tụng ở miền Trung và miền Nam sử dụng trống nhỏ để hỗ trợ cho quý Thầy khi tán tụng. Các loại nghi thức tán tụng này có lẽ cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, vì các thời tụng niệm của Phật giáo Trung Quốc đều có tán, và loại trống nhỏ này (người Việt mình hay gọi là Trống Cơm) cũng được xem như một loại pháp khí.
Cách đánh Trống Bát-nhã và ý nghĩa biểu trưng:
- Mới đầu đánh nhập 2 tiếng: biểu thị NHỊ ĐẾ dung thông (pháp thế gian và pháp xuất thế gian dung thông, không ngăn ngại).
- 3 tiếng tiếp (mỗi lần 1 tiếng): tượng trưng cho sự khấu đầu quy y TAM BẢO, nguyện dứt trừ tam độc: tham, sân si.
- 7 tiếng sau đó (vì tiếng thứ 7 và 8 đánh gấp, tính gộp thành 1 tiếng), tượng trưng cho BÁT NHÃ HỘI THỈNH PHẬT THƯỢNG ĐƯỜNG, tức tác pháp thỉnh Phật thăng toà.
- Nếu 7 tiếng này tính thành 8 tiếng: tượng trưng cho câu “MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA” hoặc BÁT NHÃ HỘI THỈNH PHẬT LAI CHỨNG MINH, tức tác pháp thỉnh Phật chứng minh.
- Cuối cùng đánh dứt 4 tiếng: tượng trưng cho chứng nhập TỨ ĐẾ.
IV. Vài ý tưởng khác
1) Vài ý niệm về việc sử dụng chuông, trống, khánh tại Ấn Ðộ và các nước khác
Theo cuốn A Dictionary of Symbols (London, 1962, trang 23) cho rằng âm thanh của chuông là biểu tượng của năng lực sáng tạo. Chuông treo lơ lửng tượng trưng cho sự huyền bí của trời và đất. Hình dáng của chuông xuất phát lấy từ hình tượng vòm trời.
Ấn Độ đã biết sử dụng chuông trên 2000 năm về trước, và có lẽ chuông được sử dụng rộng rãi trong cung đình, đặc biệt trong các chùa chiền. Các hình thức nghệ thuật như điêu khắc chùm chuông xuất hiện vào thời kỳ đầu của Phật giáo có thể được tìm thấy trên các bức phù điêu trên các trụ đá của vua Asoka (A-dục) và các tháp tôn trí xá-lợi của đức Phật. Không phải tại Ấn Ðộ mà ngay cả các nước lân cận chịu ảnh hưởng lớn nền văn hóa tư tưởng Ấn Ðộ như Tích Lan, Miến Ðiện cũng sử dụng chuông, và sau này cả trống nữa, để biểu hiện lòng thành của người cầu nguyện, và đặc biệt dùng khi chấm dứt một khóa lễ.
Trong các dịp tưởng niệm đức Phật, các chuông được sử dụng cùng với một số nhạc khí khác như trống, sáo để biểu hiện lòng tôn kính đức Phật. Tác phẩm Saddharmàlankàra, một tác phẩm văn học tôn giáo thời trung đại của người Tích Lan ghi rằng: chuông được sử dụng đầu tiên ở Tích Lan vào những dịp đặc biệt như triệu tập tăng chúng. Sau này dần dần nó trở thành một phần của nghi lễ cúng dường âm nhạc (‘sabda-pùjà) cho đức Phật.
Tín đồ Phật giáo Tây Tạng tin rằng khi họ niệm chú, nhờ sức quay chuông của họ mà các câu thần chú sẽ đi muôn nơi vạn hướng, làm vơi bớt nỗi đau khổ của cuộc đời. Cho nên Phật giáo Tây Tạng chế nhiều cỡ chuông cầm tay cho tín đồ trì niệm và cả những chuông lăn lớn để tín đồ quay.
Dĩ nhiên các loại chuông trống ở Ấn Độ thuở ban đầu không giống với các loại chuông trống ngày nay ở Trung Quốc hay Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Ở Trung Quốc trống chỉ được sử dụng để thúc quân ra trận. Chuông (một hình thức của chiêng) được sử dụng như dấu hiệu của rút quân. Trong các buổi lễ tế giao của thiên tử không thấy đề cập đến sử dụng các loại nhạc khí nầy. Trống phần lớn cũng để triệu tập ba quân tướng sĩ hoặc kêu oan ở cửa quan. Loại trống này được sử dụng rộng rãi về sau trong giới quan lại để hành quyết tội nhân ở pháp đường.

2) Sự mầu nhiệm của tiếng Khánh
Theo như các thiền sử ghi lại qua các hành trạng của một số vị thiền sư, thì tiếng khánh có tác dụng rất lớn đối với người tu thiền. Một khi thiền giả đã vào các tầng thiền như “diệt thọ tưởng định” thì dù có trời long đất lở thân tâm của vị ấy cũng bất động. Tuy nhiên, chỉ với một vài tiếng khánh nhỏ cũng đủ đánh thức các Ngài dậy. Câu chuyện Ngài Hư Vân là một điển hình, trong một cơn thiền định xuất thần kéo dài cả tuần, chư vị Hòa Thượng khác đã dùng khánh mà đánh thức Ngài xuất định.
Lời cuối, cầu chúc quý cư sĩ thân tâm thường an lạc, hằng tinh tấn làm các thiện sự và tu tập tâm của mình.
Chuông Trống Bát Nhã Có Công Dụng Gì Trong Chùa ?
Tại mỗi chùa khi cử hành lễ, trước giờ khởi sự và sau khi chấm dứt cuộc lễ đều có thỉnh chuông trống bát nhã.
Chuông trống bát nhã dùng để thỉnh Phật tổ và thỉnh chư Tăng cùng nhau hướng về điện Phật để chứng minh cho buổi lễ sắp diễn ra được thanh tịnh trang nghiêm.
Bài kệ thỉnh chuông trống bát nhã như sau :

Thỉnh Phật thượng đường
Đại chúng đồng văn
Bát nhã âm
Nhập bát nhã ba la mật đa (đọc 3 lần)
Nghĩa là :
Thỉnh chư Phật vào chánh điện,
Xin tất cả quý vị hiện diện lưu ý
Âm vang của chuông trống bát nhã sẽ hòa nhập theo cùng với trí tuệ sáng suốt của chư Phật thành một thể tánh duy nhất.
Thường thường chuông trống bát nhã được cử lên ba hồi lúc bắt đầu cuộc lễ, nhưng khi chấm dứt có thể chỉ thỉnh một hồi và cũng đọc bài kệ như trên. Ngoài việc đón rước và đưa chư Tăng, chư Phật, Hộ Pháp.., việc đánh chuông trống bát nhã còn tượng trưng cho ý nghĩa tinh thần rất lớn là nhân tiếng chuông trống để mọi người có mặt trong giờ sắp hành lễ đều chú tâm vào việc nhiếp tâm cầu nguyện.
Thật vậy, khi nghe tiếng chuông trống bát nhã gióng lên ai nấy trong chánh điện đều đứng dậy chấp tay cầu nguyện, đồng thời tâm hồn người nghe cũng cảm thấy như lắng lặng thanh thoát. Về lịch sử, chuông trống bát nhã không do ai bày ra, nhưng Phật giáo các nước thuộc vùng Đông-Nam-Á châu đều xử dụng trống cùng một mục đích và với một ý nghĩa về tinh thần rất lớn lao vậy.
Muốn cho cuộc lễ được tươm tất và thành kính, chuông trống bát nhã không thể thiếu được lúc bắt đầu và khi chấm dứt lễ.

Tài Liệu Liên Hệ:
Pháp Khí và Pháp Phục, TT. Thích Tín Nghĩa

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Phan Nam: NỖI BUỒN MÙA THU



không thể định hình nổi mùa thu
bên kia triền núi gầy guộc
ở nơi ấy ba tôi lưng trần chân cộc
vốc một nấm đất, gieo từng mầm non

cơn mưa trôi qua màu xanh héo hon
tôi bơi theo nỗi nhớ gãy vụn
ký ức ngày thơ bé lần lượt rơi xuống
không còn chỗ cho thi ca

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Lê Tuấn Đạt: Tạp văn KÝ ỨC VỀ NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LÒNG THỜI TIỂU HỌC NGÀY XƯA...




Dân miền Nam, những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc tiểu học cách đây hơn bốn thập niên. Hồi đó, cách gọi tên các lớp học ngược lại với bây giờ, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Lớp Năm là lớp Một ngày nay, rồi đến lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì, trên cùng là lớp Nhứt. Lớp Năm, tức là lớp thấp nhất, thường do các thầy cô giỏi nhất hoặc cao niên, dồi dào kinh nghiệm nhất phụ trách.

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Truyện ngắn Hòa Văn: TƠ TƯỞNG... QUÊ




Trở lại Sài Gòn tôi suy nghĩ mãi...
Mới đó đã xa quê trên hai mươi mấy năm và cũng chừng ấy năm vương vấn quê... Mà không vấn vương mới lạ bởi đây là nơi “cắt rốn chôn nhau” nơi ghi dấu biết bao kỷ niệm.
Ngồi ngẫm nghĩ bây giờ còn ở quê cuộc sống tôi sẽ như thế nào nhỉ?. Khấm khá một chút như ông chín Cộm hay tàm tạm như ba Tròn.
Ba Tròn nói:
“Ông nói vậy chứ biết cách chi chừ?”
Đó là câu trả lời của ba Tròn khi tôi trăn trở về đời sống chật vật của bà con nông dân?.
Ông chín Cộm lý giải:
“Anh biết rồi sống ở vùng đất quanh năm hết nắng hạn đến mưa dầm rồi lụt bão triền miên thì...”
“Đã đành là vậy nhưng...”
Tôi chưa nói hết câu ông chín Cộm chen vào:
“Thì ai cũng biết rồi!. Nói thì dễ nhưng thực hành vô cùng khó!”
Hôm qua đi ngang ruộng mạ, trời đang lạnh cóng thế mà “nông vụ tấn thời” nhiều người vẫn ra đồng nhổ mạ, nước trong ruộng mạ đến mắt ca chân nên ai nấy cũng phải ngồi trên ghế nhựa.
Theo ông chín Cộm nếu nói làm ruộng bây giờ so với ngày xưa thì đỡ hơn nhiều. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến dần dà đã được đưa vào phục vụ sản xuất. Khâu làm đất, khâu thu hoạch đã có máy móc làm thay sức người. Năng suất cây trồng con vật nuôi rõ ràng khá hơn nhiều. Thế mà...
Ông chín Cộm bưng ly nước trà hớp ngụm mới nói tiếp:
“Thế mà... như anh thấy đó ‘Thổ lai hoàn thổ’”
Trời không nắng cũng không mưa... những cơn gió bấc thông thốc hanh hanh đúng với thời tiết tháng Chạp. Gần mãn năm rồi chưa ai nghĩ đến Tết nhất gì!. Cả tháng qua nhà nào nhà nấy đều dồn tiền bạc ra đồng ra biền làm vụ mùa. Cái phân tro, cái giống má, cái máy cày máy đánh... và công cán nữa...
Ba Tròn nãy giờ ngồi tư lự nhớ một thời bôn ba đi khắp thành kia phố nọ... Hồi ở Sài Gòn anh làm ăn cũng đỡ lắm, sau một thời gian bươn chải dành dụm tạo dựng được một cửa hàng mua bán sửa chữa mô tơ điện. Vào những năm tám mươi thế kỷ trước dịch vụ cung cấp thiết bị mô tơ điện cho các khu dệt vải rất đắt đỏ và mau khấm khá. Nếu... Nếu “thuận buồm xuôi gió” giờ anh ở trỏng. Đàng nầy... như ông bà thường nói “Giỏi mấy mà vô thời cũng bằng không!”.
Tôi hỏi ba Tròn:
“Vợ con, cuộc sống hiện giờ?”
Ba Tròn đáp:
“Một vợ ba con, em “lăn dữ” mà mới thoát nghèo. Năm ngoái bòn chắt từ chăn nuôi bò xây được cái nhà... nhẵn vốn!”
“Lăn dữ” là mần hung lắm! Chẳng kể sương sớm nắng trưa. Ban Tròn trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng kết hợp thực hiện chế biến bột thức ăn hỗn hợp... để vỗ béo bò mang lại kết quả khá.
Ba Tròn cho biết:
“Ngày hai buổi bất kể nắng mưa anh phải cắt cho được ít nhất hai bao ure ứ nự cỏ mới đủ cho ba cặp bò ăn”.
Ông chín Cộm bảo hiện tại tuy có vất vả nhưng chăn nuôi con bò là tương đối “ổn”, còn heo, gà... ai theo nắm chắc bắp đường lỗ.
Tôi nói:
“Thời khủng hoảng kinh tế mà!”
Tình thiệt nói vậy cho “an lòng” chứ căn nguyên không hẳn chỉ tại vậy...
Biết bao đời nay chuyện làm giàu làm có ở quê không dễ dàng. Huống chi bây giờ việc đồng áng chỉ cần làm lưng nửa tháng là xong còn lại thời gian nông nhàn chẳng biết làm gì ngoài chăn nuôi con heo con gà. Phần đông mỗi nhà có đâu năm, bảy sào đất lúa đất màu, sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp chỉ xoá đói giảm nghèo chứ lấy gì bảo giàu với có!. Nhiều người chọn ly hương chấp nhận “cảnh sống hai quê” đến các thành phố làm tất tần tật mọi công việc miễn có thu nhập!.
Chín Cộm tâm sự:
“Như con em nhà tôi. Cả năm tha phương xứ người, đứa công nhân dệt, đứa thợ may, đứa bán hàng rong, đứa bán vé số thu nhập hằng ngày tuy có đỡ hơn so với ở nhà nhưng cuộc sống vẫn còn quá bộn bề... vất vả...”.
Theo ông chín Cộm từng đồng tiền chắt chiu được của người tha phương lao động khắp nơi đã góp phần đỡ đần cho nhiều gia đình ở quê. Cứ đến tháng Chạp giáp Tết, người xa quê tha phương làm ăn khắp nơi trở về quê sum họp với gia đình. Rồi ra Giêng lại nườm nượp ra đi.
***
Út Sâm con trai tôi hỏi:
“Quê mình giờ khá lắm ba nhỉ!”
“Ờ!... Ờ!...”
Sâm tiếp:
“Thanh Minh tới con với mẹ về thăm quê nghe ba?”
“Ờ!. Ờ!... Nhưng cái chính không phải về để thăm chơi không đâu!”
Nói với út Sâm xong tôi nhớ mồn một bao nỗi trăn trở của người nông dân ở quê.



HÒA VĂN: Tạp văn Nghĩ Về Cơn Bão Haiyan




Các nước ở bên bờ biển Thái Bình Dương là nơi ít nhiều đều hứng chịu sự hung dữ của bão và hầu như theo một chu kỳ có sự sắp đặt của thiên nhiên. 5, 10, 20, 30, 40 ... năm tái diễn một hay nhiều lần với bão lớn gây hoang tàn tang thương cho cả một cộng đồng dân cư (nhỏ thì xóm, làng..., lớn hơn tỉnh, thành phố...) khiến mọi người đều đau lòng xót dạ quá!.
Cơn bão Haiyan (tháng 11/2013) vừa rồi khi đổ bộ vào Phi với tốc độ bão lớn nhất từ trước nay đang gây nên nỗi kinh hoàng không chỉ người dân nước Phi mà là “cơn địa chấn” rúng động lương tâm mọi người trên thế giới.
Theo tờ Daily Inquirer của Philippines, sau hơn 24 giờ hoàn toàn không có thông tin liên lạc tại thành phố ven biển Tacloban, Bộ trưởng nội vụ nước này ông Mar Roxas ngày 9/11 xác nhận vẫn còn rất nhiều người có thể đã thiệt mạng.
Bão Haiyan, hay được người Philippines gọi là Yolanda, là cơn bão mạnh nhất lịch sử từng đổ bộ vào đất liền. Kênh CNN của Mỹ đã miêu tả Haiyan “mạnh gấp 3,5 lần siêu bão Katrina”, vốn gây thiệt hại nặng nề cho bang Louisiana của Mỹ năm 2005.
Thi thể những người chết vẫn nằm trên đường, được che đậy sơ sài trong khi người sống đi lại xung quanh với vẻ sững sờ trước sự tàn phá khủng khiếp.
Hầu hết những người thiệt mạng là do bị chết đuối sau khi bão làm nước biển dâng và trút xuống các làng mạc ven bờ, quét sạch mọi thứ trên đường đi của nó.
Tổng thống Aquino “phải thấy những gì đã xảy ra tại Leyte”, Bộ trưởng quốc phòng Voltaire Gazmin, người đã bay tới thị sát Tacloban với ông Roxas hôm thứ Năm để xem xét công tác phòng chống bão nói.
Cơn siêu bão đã san phẳng 90% nhà cửa tại tỉnh Leyte và có thể phải mất một tháng nguồn điện mới được khôi phục, Bộ trưởng năng lượng Jericho Petilla nhận định. “Đây đúng là thảm họa”, ông thốt lên.
Ông cho biết người dân Leyte cũng đã làm theo cảnh báo của chính phủ là di tản và chuẩn bị cho thời tiết xấu, nhưng “cơn bão này là quá mạnh”.
Gazmin cho biết ông nhìn thấy một người phụ nữ đi lại thẫn thờ với một đứa con đã chết trên tay. Ông thấy nhiều tòa nhà bị sập, cây cối bị lật gốc, ô tô bị lật ngửa còn người dân đi lại xung quanh trong trang phục tả tơi, đường phố ngổn ngang.
Mọi hệ thống đều không còn hoạt động. Không điện, không nước, chẳng có thứ gì cả. Người dân đang tuyệt vọng. Họ đang cướp bóc”, Bộ trưởng Gazmin nói.
Ngay cả chính quyền địa phương cũng hầu như bị thiệt hại nặng, nhiều quan chức địa phương cũng là nạn nhân của bão.
Ông Gazmin cho biết ưu tiên hàng đầu của chính phủ lúc này đó là trợ giúp những người còn sống. Nhu cầu thiết yếu nhất lúc này là thực phẩm và nước uống.
Quân đội nước này cũng đã thành lập một sở chỉ huy tại sân bay Tacloban, vốn cũng bị tàn phá nặng nề do nước biển dâng. Thi thể của 2 binh sẽ được tìm thấy tại sân bay trong khi 4 binh sỹ khác mất tích.
10.000 người có thể đã thiệt mạng?
Tổng thống Benigno Aquino III ngày hôm qua đã ra lệnh cho quân đội và toàn bộ các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của chính phủ tới những khu vực bị ảnh hưởng, để tìm bất kỳ ai – kể cả người sống lẫn người chết, phân phát hàng cứu trợ và tái thiết hệ thống liên lạc, Bộ trưởng nội các Philippines Rene Almendras khẳng định với báo giới.
Thật khó có thể đánh giá thiệt hại bởi chúng tôi vẫn chỉ nhận được những thông tin không đầy đủ”, ông Aquino khẳng định trong một cuộc họp báo ngày 9/11.
Cho đến nay, thông tin mới nhất và chính thức từ Hội đồng kiểm soát và giảm trừ rủi ro thảm họa Philippines xác nhận, lúc 10 giờ GMT ngày 9/11 rằng, có 138 người chết. Gần 350.000 người mất nhà cửa.
Nhưng con số thương vong do hội Chữ thập đỏ nước này ước tính lên tới hơn 1200 người.
Trong khi đó, hãng tin AP ngày 10/11 dẫn lời cảnh sát trưởng khu vực, ông Elmer Soria cho biết đã được tỉnh trưởng tỉnh Leyte tóm tắt tình hình trong tối muộn ngày 9/11. Theo đó chỉ riêng địa phương này đã có tới khoảng 10.000 người thiệt mạng, chủ yếu vì chết đuối và do nhà sập. Con số trên được vị tỉnh trưởng đưa ra dựa trên báo cáo từ các lãnh đạo địa phương nơi bão đi qua.
Ông Tecson Lim, người đứng đầu chính quyền thành phố Tacloban, thủ phủ của tỉnh Leyte cũng cho biết, riêng tại thành phố này số người chết "có thể tới 10.000 người". Khoảng 300 - 400 thi thể đã được tìm thấy, ông Lim cho biết thêm. Một lễ mai táng tập thể dự kiến sẽ được tổ chức tại thị trấn Palo.”(Theo DTO)
Giúp người dân Phi nhanh chóng khắc phục hậu quả bão Haiyan đang được các tổ chức, cộng đồng thế giới nhanh chóng thực hiện. Điều nầy là quan trọng trong lúc nầy nhưng từ những đau thương quá lớn do thiên tai gây ra cho người Phi nay mai sẽ tới người dân nước nào nữa?.
Động đất, bão, lũ... nói chung tai hoạ thiên nhiên đã là mối lo hàng ngàn năm... chứ không phải bây giờ song chưa có một giải pháp nào hữu hiệu để phòng hiệu quả (hay chí ít cũng giảm được thiệt hại trong trường hợp gặp phải).
Vấn đề không còn là của riêng một xóm làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố riêng lẻ của một quốc gia nữa rồi!.
Hy vọng vấn đề sẽ được quan tâm “toàn cầu” giống như chống các căn bệnh Aid, sốt rét, lao, ma tuý... thế giới đã và đang làm có kết quả ban đầu.
Trong tuần lễ qua miền Trung Việt Nam (VN) trong tâm trạng nơm nớp lo âu “đón” cơn bão Haiyan sau khi tàn phá nước Phi vượt biển Đông đi vào đất liền với nhiều tình huấn phức tạp.
Có lẽ đây là cơn bão sẽ được ghi vào “lịch sử thiên tai’ nước Việt với sự “may mắn” hiếm thấy!.
Nếu... Nếu đúng y dự báo cấp bão “siêu cấp” 14,15 – giật cấp 16, 17 (hết cấp) như thế miền Trung VN còn gì?.
Dĩ nhiên trước tình hình bão Haiyan cả nước đã dành cho miền Trung mọi sự hỗ trợ... Mọi cấp mọi ngành và chính người dân miền Trung “kiên cường” làm mọi việc trong điều kiện có thể để chèn chống nhà cửa, rong chặt cây xanh quanh vườn nhà, ven đường ngõ xóm.
Trong ngày 09/11/2013 ở Quảng Nam (QN) người dân ở đâu cũng như chuẩn bị đón “tết” tất cả hàng hoá thiết yếu (lương thực, thực phẩm: mì tôm, cá, thịt, rau..., vật liệu xây dựng: tôn, dây thép, đây cáp...) đã cạn hàng. (Chỉ mối một quán tạp hoá trung bình ở Gò Nổi lần đầu tiên bán trên 500 thùng mì tôm các loại trong một ngày – GN có nhiều quầy quán như vậy).
Đến tối lại hàng trăm hộ với hàng ngàn khẩu ở Gò Nổi – Điện Bàn, QN tạm thời đến các nhà có đổ sàn gác bê tông để tránh bão. Có một hộ tức tốc bay vào Sài Gòn. (Nghe nói QN có nhiều hộ cũng làm vậy, có hộ chọn cách đến khách sạn để tránh bão). Mọi người đặt sự an toàn của tính mạng con người lên trên tất cả “Còn người còn của mà!”.
Rất may bão đổi hướng không vào QN-ĐN.
Mọi vất vả mệt mỏi trong mấy ngày phòng bão được vơi đi ít nhiều nhưng bảo “thở phào nhẹ nhỏm” thi chưa! Ai ai cũng tỏ vẻ mừng khi thoát cơn hiểm hoạ tuy vậy trên nét mặt vui mừng ấy còn đó nỗi lo...
11 giờ 40 ngày 11/11/2013: Mạng di động Viettell nhắn tin dự báo trên ĐTDĐ: 2 giờ ngày 11/11/2013 Bão Haiyan đổ bộ vào vào Hải Phòng, Quảng Ninh.
Cuối cùng tâm bão Haiyan là Quảng Ninh
Sau nhiều dự báo bão sẽ vào... nhưng cuối cùng bất ngờ Haiyan đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh (VN).
Từ 21 giờ ngày 10/11/2013 đến 3 giờ sáng 11/11 bão đã gây gió mạnh cấp 12, giật cấp 13 ở Cô Tô, Vân Đồn, Cẩm Phả, Hạ Long; gió cấp 7 giật cấp 8 ở Móng Cái, Hải Hà, Tiên Yên, Quảng Yên; các địa phương khác trong tỉnh gió cấp 6, giật cấp 7; Lượng mưa phổ biến dưới 50 mm, một số nơi dưới 100 mm.
Cột ăng ten phát thanh truyền hình tại Uông Bí (52 m) bị gãy đổ; đổ 5 nhà cấp 4; tốc mái 56 nhà cấp 4 và nhà tạm; 1 nhà bè tại Hạ Long bị sóng đánh chìm… hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh đã mất điện.
Ước thiệt hại do bão Haiyan gây ra tại Quảng Ninh (VN) khoảng 50 tỷ đồng VN.”. (Báo Quảng Ninh).
Phi và Việt đang khắc phục hậu quả bão Haiyan thì một áp thấp nhiệt đới mới hiện đang hình thành dự báo trong vài ngày tới áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành cơn bão mới đi vào biển Đông!.
Và...
( SAU BÃO HAIYAN -11/11/2013)

HÒA VĂN: Chỉ Sợ Bão...

Tạp văn





HÒA VĂN
" C hỉ sợ bão...”.
Tôi nghe câu nầy hồi còn nhỏ. Lớn lên ở thành phố có biết bão nhưng phố xá san sát nhà, nhà cũng tương đối vững chãi nên nghe bão biết bão... chứ chưa lo vì ít tận mắt thấy sự phá hoại khủng khiếp của bão...
Mà hình như mỗi năm bão mạnh thêm lên!.
Bão năm Thìn (1964) gió dữ lắm, nhà cửa vùng Gò Nổi –Điện Bàn, Quảng Nam xưa đâu bằng giờ cả xóm có dăm ba nhà ngói xây gạch (vữa vôi cộng nhựa trái bời lời) còn đa số là nhà tranh cột gốc tre, nhà khá hơn chút mới có dàn rường; trính; cột bằng gỗ.
Nhà cửa ngày xưa ở vùng hay có bão như Gò Nổi người ta thường làm thấp, kiểu dáng nhà cũng thích nghi với bão như hai mái hai chái, nhà ngói thì chần kỹ các đường rìa chu vi của mái ngói, đặc biệt lợp ngói âm dương thì không dễ gì gió bão tốc được, nhà tranh thì lợp mái tranh mè, gợp dày ken, đến khi sắp đến mùa mưa bão nhà nào cũng dùng bốn cây tre đực (lấy từ gốc tới ngọn) chằng chống bốn góc nhà, giống như “kiền bốn chân” vậy hỏi làm sao rục rịch!. Làm như vậy nên khi có bão nhà ngói chỉ xê cột đứng tán, nhà trang tre tốc mái là cùng không như nay hễ bão thì thiệt hại ghê gớm.
Bà con Gò Nổi “thích lũ” hơn bão. Vì “lý luận” nghe rất phải: “Bão to quá chịu chết, còn lụt lớn mấy cũng có thể vượt lụt được bằng cách đi tránh từ nơi thấp đến cao...”.
Ở Gò Nổi bây giờ nhà chăn nuôi gia súc gia cầm đều chuẩn bị khá tốt “nơi ăn chốn ở” cho trâu, bò, heo, gà do vậy lũ lụt đỡ sợ mất mác. Còn với con người và lương thực hầu như nhà nào cũng có gác lửng đến tháng Tám thu hoạch xong lúa thóc cái bán đã bán cái còn để ăn từ nay đến giáp hạt đã đưa lên gác, khi có lũ chỉ thêm một bếp ga cả nhà có cơm canh nóng hổi... nhiều khi hóng (hoặc mua) được cá sẽ có một bữa cơm không những no mà còn ngon đáo để!.
Còn bão... Thôi khỏi nói không biết “mô tê chi” nghe đài báo có bão thấp thỏm lo... không biết bão sẽ gây thiệt hại mức nào?.
Dự báo bão ngày càng “trúng” do vậy nhiều khi do báo “trúng” thành thử hay chủ quan. Bao giờ bão đi vô mình hẵng hay còn ở xa thì từ từ tính!.
Với lại có kinh nghiệm dăm ba cây bão đầu thường ra miền Bắc, khoảng giữa vô Trung cuối vụ bão vào Nam...
Kinh nghiệm nữa là nơi bão sắp đổ bộ vào thì ở vùng sắp có bão ấy trời quang mây tạnh mà trười quang mây tạnh chừng nào sẽ có bão to chừng nấy.
Có chủ quan trong phòng chống bão... (thiên tai)?.
Câu hỏi nầy khó trả lời chính xác vì năm nào ở mọi cấp từ chính quyền đến cơ quan đoàn thể... đều có đề ra các phương án phòng bão (nói chung phòng thiên tai bão, lũ,...). Nếu các cấp các ngành tổ chức thực hiện đầy đủ có trách nhiệm như phương án đã đề ra thì xin thưa là KHÔNG CHỦ QUAN.
Theo kinh nghiệm các phương án phòng bão... (thiên tai) chỉ mới là kế hoạch ban đầu còn các bước triển khai thực hiện xuống các khu dân cư, hộ gia đình mới là quan trọng ngoài ra không phải đến mùa bão mới phòng mà phải phòng từ xa nghĩa là làm mọi việc có thể làm trong điều kiện thời tiết nắng ráo (thường là từ tháng 6 hằng năm). Tuy nhiên căn cơ của phòng bão... với đối tượng nhà ở, cơ quan là nhà cửa, cơ quan (trường học...) phải được xây dựng kiên cố đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật chịu đựng được gió bão ít nhất cấp 13,14... nếu không mọi sự chỉ ở trạng thái “nhờ trời”.
Mà “nhờ trời” trông chờ “sự có bão hay không” thì thiệt hại không lường trước nếu bão xảy ra.
Sống chung với lũ và chắc chắn phải tìm cách tốt nhất để sống chung với bão nữa!.
H.V

(Trước bão số 10 (2013) dự báo tối 30/09/2013 vào Hà Tĩnh-Quảng Trị)

MƯA... LŨ... BÃO





HÒA VĂN

Nhiều khi ngồi ngẫm nghĩ ko(không) biết tạo hóa đã sinh ra những thú vui điều sung sướng rồi còn ráng chi cái khổ cái lo nữa.
Cứ lấy chuyện mưa gió bão bùng ra mà tán thì đã lắm việc cần tán... Lại có khi ngồi ngẫm nghĩ nếu trên đời nầy cái chi muốn là được, toàn là "như ý" thì thế giới có yên ổn?!. 
Bây giờ ngoài trời đang mưa. Ông bà nói trúng quá!. “Mưa như mưa lụt!”. Nghĩa là cái mưa lúc dầm dề lúc lây rây khi lại ầm ầm...
Mưa ầm ầm được gọi hình tượng dễ hiểu "mưa cầm chĩnh đổ". Chĩnh là vật dụng bằng sành ngày xưa hay dùng để muối dưa muối mắm - mùa nắng ráo làm dự trữ đến mưa - lụt – bão đem ra dùng - nước trong chĩnh mà đổ thì ko còn hột nào!. Mưa như rứa là mưa to lắm!. 
Giờ đường sá cái bê tông, cái láng nhựa, mưa mấy rồi cũng giống “nước đổ lá môn, nước đổ đầu vịt...” mưa xong nước ráo ngay. Ngày xa xưa ở Gò Nổi (GN) mình đường đất là chủ yếu, đất GN biết rồi -dẻo nhẹo- do toàn là đất tốt trong đất y có mỡ(!) nên hễ mưa đôi ba hôm nước thoát ko kịp người đi, (trâu, bò cũng đi nữa) một nửa ngày đôi bữa hầu hết các đường sá trong xóm ngoài làng đều nhảo nhẹt trơn lỉn...
 
Nhớ hồi còn nhỏ đi học trường làng... cảnh vở sách, áo quần lấm lem bùn đất là chuyện "thường ngày ở làng" cho nên cô thầy chia sẻ chứ ko la ko oánh. Ngày hai buổi đi đến trường lớp và về nhà cặp chưn đứa nào đứa nấy bùn bu bám một lớp láng trạnh như đang mang giày ống (ủng)!.
*
Không như giờ hở chút là xe với cộ. Trẻ mẫu giáo, lớp 1, 2... ngày hai buổi có phụ huynh đưa đón lớn lên lớp 3, 4... bắt đầu tự đi bằng xe đạp, đường sá đi lại thuận lợi trông mà ham. Nhiều khi ngồi nhìn các em tung tăn đến trường mà thương thương vô cùng cái cảnh các em tuổi 6X, 7X ngày xưa quá!. 
Mà xưa gì chỉ cách đây non ba chục năm. Các em ở Gò Nổi (trai & gái) ngày hai buổi lặn lội qua đò qua giang đi học cấp III ở trường Nguyễn Duy Hiệu Điện Bàn. Ngôi trường vừa kỷ niệm 55 năm ngày thành lập với bề dày thành tích đáng quý.
Các em ngày ấy giờ đã trên 45, 50 tuổi rồi!. Nhiều em (xin lỗi dùng từ em cho nó thân thương) trưởng thành là "ông nọ bà kia", có em trở thành GS, BS, KS ở trong và ngoài nước... Cô, thầy dạy các em giờ người nghỉ hưu, người ra đi biền biêt! tất cả với các em chỉ còn kỷ niệm "một thời dấu yêu ko dễ phai mờ trong tâm khảm". 
À quên... nói chuyện các em "cực" biết bao nhiêu khi đi học ở trường xa nhà hàng chục cây số chứ!. Có thể nói mục đích học cho có chữ là động cơ chủ yếu để các em chẳng ngại gian khó. Có em mang từng lon gạo nhúm khoai lang xuống ở trọ nhà người dân nơi gần trường mà đi học, có em ngày hai buổi cuốc bộ hàng chục cây số đến trường, khi đi đùm theo bất kể cái gì có ở nhà (cơm, khoai, sắn...) trưa ăn lót dạ học tiếp buổi chiều rồi tối mịt mới trở về nhà. Chuyện đi sớm về tối như cơm bữa!. Ngày nào cũng vậy làng xóm nhà ai nhà nấy đã đỏ đèn các em mới về tới nhà.
 
Đó là nắng ráo còn vào mùa mưa, đụng bữa như hôm nay mưa bão thì...
 
*
Bạn đang nghĩ gì?. Cứ kích chuột vào FB là mười bữa như chục đều thấy câu hỏi như vậy. Nói thiệt chuyện bạn đang nghĩ gì? là chuyện riêng tư - tế nhị - .... ko dễ ai cũng bộc bạch đúng nguyên xi điều đang nghĩ!.
Ko biết các bạn có đồng cảm ko nhỉ?.
Như những mẫu chuyện ko đầu ko cuối của Mưa... Lũ... Bão... bạn đang đọc là tỉ dụ. Chuyện ko hư cấu mà bảo thật 100% thì chưa đủ. Ko phải dối lòng đâu có điều xin để lại lưng vốn thôi!. 
Mời bạn xem tiếp...
Chuyện các em đi học sớm về tối như cơm bữa! Ngày nào cũng vậy làng xóm nhà ai nhà nấy đã đỏ đèn các em mới về tới nhà. 
Đó là nắng ráo còn vào mùa mưa, đụng bữa như hôm nay mưa bão thì...
 Thì... vô cùng chuyện... 
Thứ nhất nói ở nhà: Ba, mẹ. anh chị... lo. Cả ngày mưa như trút nước như thế lại thêm nghe tin có bão nữa ko lo sao được. 
Có lần mẹ rủ anh chị đi đón em. Kẻ trốn người tìm trong đêm mưa gió bão bùng thật ko dễ gì. Mấy bữa các em đi qua đò
 Cẩm Đồng về đường Bàu Lở về nhà, hôm nay lại đi ngã đò bà Sửu mà về thi làm sao gặp nhau được!. Cả hai (người đi đón và người đi học về) cùng về nhà một lượt bằng hai ngõ khác nhau cùng giống nhau “ướt như chuột lột”!. 
Thế mà về tới nhà là các em vui như chay!. Cười nói rộn ràng làm cho ngôi nhà đơn sơ vách làm bằng ván (thùng đạn 105 ly), mái tôn cũ đã rỉ sắt ngày xưa ấy ấm áp lạ!.
Bao chuyện vui ở trường lớp được các em kể lại... Nào là thầy Bé (Thầy đã quá vãng rồi!) giải bài toán quá hay!, cô M... đọc bài văn quá tuyêt!... Giờ ngồi nhớ lại trong khi ngoài trời đang mưa mỗi lúc một to, cơn bão Nari (bão số 11) đang áp sát vào Quảng Nam - Đà Nẵng khiến lòng tôi vừa tràn dâng bao niềm thương nhớ... vừa lo lo... 
21h 36’ 14/10/2013:
Dự báo bão 11- Nary, vô Quảng Nam-Đà Nẵng!.
* ĐN đang di dời 55 vạn dân đến nơi trú ẩn an toàn hơn, TV chiếu cảnh gió bão đã bắt đầu ở ven biển.
* QN trời đang mưa mỗi lúc một to, vùng ven biển Điện Dương, Điện Nam, Điện Ngọc, (Điện Bàn), Duy Thành, Duy Vinh,... (Duy Xuyên) đang đầu sóng ngọn gió!.
* Gò Nổi mưa... mưa lớn dần...
Tất cả chờ...
Ko biết tình hình ra sao?.
Bão là đáng sợ nhất!.
21 h59’ 14/10/2013
VTV Đà Nẵng, rồi báo mạng liên tục đưa tin cảnh báo "Báo Nari" VN gọi bão số 11 mỗi giờ mỗi áp sát bờ biển từ Đà Nẵng đến Hội An". "Đến giờ không còn dự báo nữa rồi, bão nó nhất định đổ bộ vào quê mình rồi!".
Ngồi trong phòng nhìn ra cửa kiếng thấy gió và mưa quần nhau như đang giận dữ "ai đó: điều gì!. Mong sao gió và bão và mưa... nhưng xin có điện. Nhớ lũ năm 2008 nửa đêm nước ngập đồng ngập xóm - nước mênh mông "chi xứa" - thế mà điện sáng trưng do vậy nhà nhà có điện trong lòng ai cũng thấy đỡ bớt sự lo lắng... Bây giờ bão chắc gì được như vậy. Bởi sức mạnh hung dữ của bão sẽ sang bằng tất cả nếu... trước đó không chủ động tùy điều kiện mà nâng cấp xây dựng ngày càng kiên cố các công trình thiết yếu như nhà ở, trường học, trạm xá,... điện lưới cũng vậy... Thời bây giờ mà chỉ "trông chờ vào sự hên xui..." thì có mà "chết"!.

* 4h00 15/10
 Chợp mắt được một chút rồi thức dậy tôi đứng trong nhà rọi đèn pin qua cửa kiếng nhìn ra ngoài sân cảnh vật tối om. Gió đã mạnh lên rất nhiều.
Điện tắt ngúm rồi!. Không rõ tắt vì lý do gì?. Lấy di động vào mạng... tin bão đang đổ bộ vào... được nhiều trang cập nhật có cả những bức ảnh chụp được khi gió bão làm cho hàng dừa ven biến Quảng Nam-Đà Nẵng đang cùng nhau múa vũ theo từng nhịp điệu của gió bão. Ở biển có cây dừa còn ở vùng nông thôn có cây cau. Hàng cau trước nhà cũng như hàng dừa ở biển đang hớn hỡ "vui đùa" cùng gió to. Có lúc cây cau cúi rạp xuống giống lưng người già cong cong...
* 6h00 15/10 Bão vô thực sự rồi. Đài phát thanh truyền hình Đà Nẵng phát sóng trên hệ thống FM liên tục cảnh báo duy nhất một câu dài đại ý "Bão số 11 đang ... đề nghị mọi người không ra ngoài đường...". Nói thiệt những cảnh báo như vậy là rất tốt nhưng khi nầy bao nhiêu người mở radio và nghe... Thôi nay đang chờ sự "bao dung" vốn có của đất trời. Bão vừa vừa... ít thiệt hại nhất là mừng!.

Chợt nhiện tôi lại nghĩ về Cẩm Phú, xã Điện Phong – Gò Nổi (Điện Bàn), nới có một gia đình (và cả xóm) rúng động trước cái "tang đáng thương" của anh Phạm Văn Quy. Hồi sáng ngày 14/10/2013 trong lúc chằng nhà phòng bão anh đã bị rơi từ mái nhà xuống nền đất chấn thương nặng - phần đầu, máu đổ ra hai tai - Dù được sơ cấp cứu và chuyển viện kịp thời nhưng anh đã từ trần. Trời đang bão đám tang anh Quy - thanh niên mới 31 tuổi có vợ 1 con nhỏ- chắc càng làm cho xóm dân cư ở khu vực gần chợ Phú Bông – Điện Phong thêm buồn bã... lo âu...
 
* 6h 15’ 15/10 Đài phát thanh FM ĐN thông báo bão đang hoành hành Hội An, nước sông Hoài dâng cao ngập đường Bạch Đằng mé sông. Bão vào Đà Nẵng... vào Quảng Nam thực sự rồi... 
Giờ tôi lại nhớ đến một câu chuyện về "Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đá ở chùa Linh Ứng Đà Nẵng"....
*
Chưa nói có hay không, chỉ nên nghĩ đây là “mơ ước” mà mơ ước thì tốt thôi!.
“Từ năm xây xong chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng và Quảng Nam được Quan Thế Âm Bồ Tát độ trì cho nên hễ gió to bão lớn sẽ chuyển hướng hoặc tan ngoài biến khơi!.”.
Ai lại không muốn như thế phải không các bạn?.
Tuy nhiên mưa nắng lũ lụt bão bùng là quy luật tự nhiên của muôn đời. Thử tưởng tượng trời đừng mưa nắng và cả gió bão lũ lụt nữa trái đất sẽ ra sao?.
Sự yên lặng như vậy đáng lo đáng sợ gấp nhiều lần so với trời đất cứ diễn biến đúng như từ xưa nay. Vì mọi biến đổi về khí hậu suy cho cùng đó là dự báo một thảm hoạ mới nhiều khi còn nặng nề hơn!. “Biến đổi khí hậu” cụm từ nầy gần đây được nhắc đi nhắc lại với cảnh báo “trái đất nóng lên”- “nước biển dâng lên”...
Điều quan tâm và cần làm là “phải ra sức bảo vệ môi trường sống đúng quy luật thiên nhiên”.
* 7 h 00 15/10
Bão Nari được xác định, tâm bão ở Quảng Nam – Đà Nẵng, với sức gió giao động từ cấp10 đến cấp12. Bão còn ảnh hưởng tới tận Thừa Thiên - Huế. Bão đã vô rồi thì thiệt hại điều nầy khó tránh khỏi.
11 h 15/10
Bão ngớt. Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Quế Sơn, Tp Hội An (Quảng Nam) và cả Tp Đà Nẵng... nơi nào cũng báo nhà sụp, nhà tốc mái...
Cả tỉnh Quảng Nam và Tp Đà Nẵng có 3 người chết, 1 người mất tích, trên 5000 ngôi nhà, trường học, công trình công cộng bị hư hại, nhiều cây xanh, nhiều hoa màu cây ăn trái bị đốn ngã ngỗn ngang.
Cảnh tượng thật xơ xác đúng là “Như sau bão”.
Gò Nổi không ngoại lệ...
Ngày xưa kinh nghiệm sống chung với lụt, bão được áp dụng khá hữu ích ở hầu hết các khu dân cư thường hay có lụt bão như Quảng Nam-Đà Nẵng.

Thứ nhất nền nhà phải cao. Mức độ cao bao nhiêu tuỳ con đất kết hợp với lấy mốc một cơn lụt to nhất ở từng địa bàn từ đó sẽ đắp đất lên quá mức lụt cũ trên ba, bốn tấc. Do vậy đa phần nhà của nơi thấp trũng cao nghệu so với mặt đất bình thường. Để việc đi lại từ nhà ra ngõ thuận lợi thường thường nhiều nhà được đắp thêm sân thượng sân hạ, từ sân thượng lên nhà còn có tam cấp, ngủ cấp, cửu cấp (Mỗi cấp cách nhau khoảng 2 tấc).
 Phòng chống bão là một trong các tiêu chí được chú trọng khi thiết kế xây nhà. 
Nhà tranh tre theo kiểu hai mái hai chái dục, kèo đôi, tranh lợp mè gợp ken dày, cột là gốc tre chôn sâu cả thước nện chặt đất. Nhà thâm thấp vách đất hoặc dừng phên kín mít...

Nhà ngói tuy ko có vật liệu như bây giờ chỉ vôi với nhựa trái bời lời xây gạch hai mươi (phân) bờ tường dày trục nên có độ vững chãi cao. Nhà xây thấp mái ngói âm dương theo kiểu hai mái hai chái có tác dụng phòng bão khá tốt. Kiểu nhà như thế giờ còn lại ko nhiều được gọi là nhà cổ (Xem ảnh minh hoạ).
 
Ngoài nhà ở nơi chăn nuôi gia súc gia cầm cũng được làm chu đáo đảm bão tránh được lụt và bão.
 

Về sau khi xây các cơ ngơi đẹp hơn vật liệu tốt hơn nhưng người ta hay “quên” những kinh nghiệm mà trải qua nhiều thế hệ sống chung với lụt bão ông cha ta mới tích luỹ được!. Khiến cho cứ lụt và bão thì ko nhiều thì ít nhất định có thiệt hại nghìn nghìn tỷ đồng (VN)...
 
Bão Nari (bão số 11) năm 2013 là một cây bão có thời gian kỷ lục trước nay kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ, với gió cấp 10, cấp 12.... Gò Nổi có hàng trăm... ngôi nhà bị tốc mái trong đó rất nhiều nhà tốc mái 100%.
Nhiều cây trong vườn nhà gãy đổ, cảnh quan sau bão thật “xơ xác!”.
Bão đi qua để lại nhiều điều cần suy nghĩ.
Đi đôi với nỗ lực khắc phục nhanh nhất hậu quả thiệt hại do bão gây ra, trong điều kiện hiện nay làm sao Quảng Nam-Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam nghĩ cách “sống chung với Mưa... Lũ... Bão..." về lâu về dài... 

H.V