Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Truyện ngắn Hòa Văn: Ngày nói thật

Mảnh đất nầy có nhiều điều không giống bất cứ vùng miền nào. 
Thứ nhất nói về địa hình vẽ bản đồ sẽ giống như con thạch sùng đang bám chắc chắn trên la phông trần nhà trong tư thế lưng ở phía mặt đất, đầu hướng đông với chiếc lưỡi lè ra chạm bờ biển cát trắng, nước trong xanh tiềm ẩn kinh tế du lịch, đuôi nó hướng tây nằm gác lên vùng bán sơn địa, đất thoai thoải nối tiếp những rặng núi lô nhô cao thấp và rừng bạt ngàn  cây lá... còn bên trong rõ ràng còn có sông, ao hồ, đất thổ cư, đất sản xuất...
Dân cư quần tụ lâu đời, kinh tế phát triển chậm một chút song đã thoát đói, chỉ còn nghèo – nghèo do nhu cầu hưởng thụ vật chất quá mức, chứ nếu “biết ăn thì no, biết co thì ấm” nói kiểu ông bà xưa đã thoát cảnh nghèo từ lâu.

Truyện ngắn Hòa Văn: NHÂN VẬT KHÔNG BIẾT NÓI DỐI

                           


LÀ VĂN SĨ TÔI CHƯA MỘT NGÀY SỐNG GIẢ DỐI VỚI LÒNG MÌNH, NHẤT LÀ KHI NGỒI TRƯỚC TRANG GIẤY TRẮNG.
Câu nói ấy của một nhân vật trong một truyện ngắn tôi viết cách đây không lâu ám ảnh tôi mãi – tôi văn sĩ và người văn sĩ trong truyện ngắn của tôi cùng tuổi, cùng sở thích, có khác chỗ tôi ở nông thôn còn anh ta gốc gác nông thôn nay đã có ba đời sống ở thành thị nên xem như thị dân.
Tôi có thói quen mỗi ngày phải viết một điều gì đó. Nhân vật của tôi nói như thế. Anh nói thêm, những câu chữ viết ra hoặc là một sự việc có thật được nghe, thấy, ghi nhận từ bản chính của cuộc sống chung quanh xóm làng, nơi tôi sống hằng ngày, hoặc nghe, thấy ghi được từ phố xá nào đó trong những lần đi thăm bà con, đi dự cưới hỏi, tiệc tùng... Nói chung những truyện ngắn tôi viết ra có tích có tuồng hẳn hoi, nhưng qua ngòi bút hư cấu thêm hoặc bớt tuỳ vào tâm trạng lúc đó của người văn sĩ trong tôi vui hay buồn.