Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

NGUYỄN HỮU HỒNG MINH: KHẢM DẤU TÍCH GIỮA MÙA XUÂN


Như thế, theo cách hiểu của tôi mùa xuân là mùa số một trong năm cũng là mùa khởi đầu của vòng quay xuân hạ thu đông.
1. Bạn đã từng có nhiều cái Tết trong đời nhưng vẫn luôn nhớ những cảm giác gọi là Tết nhất! Tôi nhớ hình như tiếng Việt vẫn gọi Tết nhất. Tùy theo vùng miền mà chữ nhất hay trại thành chữ nhứt! “Mới thôi mà Tết nhất tới rồi!”. Và câu ca “Ai xui Tết nhứt lôi thôi / Năm cùng tháng tận lòng tôi thêm buồn…”.
Tết có nghĩa vẹn nguyên, Tết là số một trong tiếng cười giòn và sự đợi chờ của con trẻ. Người lớn có chờ đợi Tết hay không? Tôi vẫn lưỡng lự không dám chắc. Nhưng trong lòng mỗi chúng ta đã có những ngày xuân nhất. Một trong những ngày xuân nhất đó đối với tôi chính là Tết hành hương. Tết đi dọc lịch sử hay miền hoài niệm. Đó là một cách hướng về nguồn cội. Hành hương có dịp đối diện với lịch sử, với hình bóng quá khứ, những câu hỏi băn khoăn thời đại đã qua để tìm cho chính mình một sức sống chân lý. Giữa thời buổi nhiễu nhương này tìm cho lương tâm một điểm tựa.
Tuy sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng nhưng tôi chưa bao giờ có dịp lang thang, điền dã hết từng miền đất yêu thương trên quê hương Quảng Nam văn hóa hào kiệt yêu dấu của mình. Cũng có thể nói Quảng Nam là miền đất hào kiệt sản sinh ra rất nhiều anh hùng và thi sĩ. Nhìn ở khía cạnh khác, đó là nơi giao điểm trí tuệ bùng nổ, những lật lẩy nhiều bờ của nội kết, phản tỉnh. Đỉnh của trí thức là tam giác ba cạnh. Mũi nhọn hoài nghi vươn tới, đi lên mãi trên hai chiều đổ xuống của hy vọng và ảo vọng. Câu ngạn ngữ “Quảng Nam hay cãi” là điểm tất yếu của việc cọ xát, không biên giới. Tất cả để dẫn tới sự hài hòa của minh triết. Sự thông suốt uyển chuyển của lý và luận. Những cái tên định danh thân thương như Hội An, Mỹ Sơn, Đại Lộc, Trung Phước, Quế Sơn, sông Thu Bồn, sông Hoài, Hòn Kẽm Đá Dừng, song Tiên… đã khảm dấu tích trong thi ca, ca dao ai cũng biết nhưng chưa chắc suốt một đời mà bạn có cơ hội đi đến hay khám phá hết.
2. Thật bất ngờ thú vị khi cái Tết Ất Mùi năm ngoái đã cho tôi cơ duyên được hành hương trên quê hương Quảng Nam. Qua facebook, tôi được biết nhà văn Hòa Văn ở làng Đông Bàn, thôn Nam Hà nơi cụ Phạm Phú Thứ yên nghỉ. Chẳng ai ngờ thời đại internet, ngồi ở trong làng vẫn ngó nghiêng xét nét được thế giới. Anh rủ tôi Tết về làng anh chơi. Và để thêm hương vị, anh nhứ mồi, gần nhà anh ở là vườn nhà văn Phan Khôi. Nơi đây là vườn mai mà khi còn ở quê nhà, hàng năm Phan Khôi vẫn ngồi khai bút đầu xuân. Không ai biết chuyện nớ hết – Anh kêu lên sung sướng trong điện thoại – Tui phải điều nghiên mãi mới ra đó nghe! Chỉ mới tiết lộ cho Minh! Tết về đây uống rượu nói chuyện văn thì tuyệt cú mèo…”. Phan Khôi người mở màn cho phong trào Thơ Mới với bài Tình già nổi tiếng! Bọn làm thơ nghe tên Cụ mà không cúi đầu bái phục thì ngẫm cũng khó… cách tân được thi ca!.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

HÒA VĂN: BÁT CHÁO NÉN


Nhớ hồi 12 tuổi bị bệnh phải nằm viện.
Đau ốm thì biết rồi việc ăn uống là chuyện chẳng đặng đừng sự mệt mỏi cả thân với lại miệng đắng như đang ngậm bù hòn thử hỏi thiết tha gì với ăn uống.
 Mẹ lúc nào cũng dỗ "Ráng ăn để mau lành bệnh còn đi học nữa chứ!".
Nói đến đi học là tôi chộn rộn. Mới đó mà hơn tuần lễ rồi xa thầy cô, bạn bè mà nhất là xa thằng Lộc tôi không chịu nỗi!.
 Thế là ráng chìu mẹ. Nhưng...