Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2014

HÒA VĂN 
CHÚC QUÝ VỊ & CÁC BẠN NĂM MỚI AN KHANG - THỊNH VƯỢNG - HẠNH PHÚC!. 
TKS QUÝ VỊ & CÁC BẠN ĐÃ DÀNH THỜI GIAN ĐẾN VỚI TRANG HÒA VĂN.


Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

24 THÁNG 12

1 
   


 Hòa Văn 



 
Sáng 22 tháng 12

Bây giờ mấy giờ rồi nhỉ?. 
Khang Di he hé giở chiếc chăn bông ra khỏi mặt, nhìn qua tấm kính cửa sổ, bên ngoài trời sáng trưng. Độ này chắc hơn tám giờ rồi chứ không ít.
Khang Di tự hỏi và trả lời trong bụng như thế. Cả đêm hôm qua cô trằn trọc mãi và không rõ đã chợp mắt ngủ từ bao giờ...

Gần đến Noel thời tiết hồi nào cũng vậy. Mưa lất phất và đặc biệt lạnh. Đúng như bài Thánh ca mà Khang Di nghe hồi còn nhỏ xíu, bây giờ đã hai mươi tuổi rồi. Thật là thời gian qua đi nhanh như mũi tên bay...

“Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời...”.
"Bài ca nầy Dương Phương hát thì tuyệt!. À mà quên đã tự hứa không nhắc đến anh chàng tên Phương ấy nữa!". Khang Di lại tự trách mình như vậy khi trong đầu cô bé đang lần lượt hiện ra cơ man hình ảnh anh chàng “đáng ghét” ấy.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Tiếng chim "e.y.cuatoi"

Truyện ngắn Hòa Văn

MY MY biết viết nhật ký từ năm đầu bậc Trung học cơ sở. Hồi ấy không ai biểu cũng chẳng có ai hướng dẫn gì. Thế mà tự nhiên sau mấy buổi đến trường lớp mới, gặp gỡ các thầy cô giáo mới và dĩ nhiên cặp thêm được hai bạn cùng lớp mới toanh thêm vào ba bạn cùng lớp 5 năm ngoái nay ngồi chung lớp 6/1. My My nảy ý định viết ghi lại những điều nghe thấy thường ngày...

Nghĩ là thế nhưng mãi đến một buổi chiều đi học về nhà, My My hình như cảm giác thấy trong "người" lớn lớn... lên gì gì... ấy!. Rồi ngồi vào bàn ở góc học tập hí hoáy viết, ban đầu viết những suy nghĩ nào là thầy Khanh, cô Tuý dễ mến, giảng bài hay..., nào là bạn Tum, bạn Quy chỉ sau ba tháng nghĩ hè phát tướng trông thấy, giọng nói của cả hai rè rè, còn điệu bộ đi đứng ra vẻ người lớn... thế thôi!. Dần dà quyển sổ nhật ký của My My tràn đầy kỷ niệm. Kỷ niệm một thời nhỏ không ra nhỏ, lớn không phải lớn ấy mà!.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

MƠ NGỦ

Truyện ngắn HÒA VĂN



Thông thường con người không chết hai lần. Thế mà có người phá quy luật tự nhiên đó họ sống trở lại... Có điều người đó sẽ không được quyền kể lại bất cứ điều gì đã thấy!. Nếu ai bất tuân sẽ chết lại ngay.



Câu chuyện nầy do một người từng chết sống lại kể.
Hư thực không thể xác minh làm rõ.
Như vậy sau cái chết một phút là gì?.
Có một lần suýt đuối nước ở sông phố Hội tôi thấy mình là người đáng trách nhất. Bởi không biết nghe lời ba mẹ căn dặn “Đừng bao giờ đùa giỡn với sông nước!”.
Trước phút chết tôi thấy rất rõ hình ảnh của ba, mẹ, các em, thân bằng quyến thuộc...  Thấy và vô cùng tiếc nuối những gì mà “người sắp chết” yêu quý nhất trên đời. Còn sau khi chết một phút đành chịu vì mình chưa chết mà!.


           * * *                      


Bà Xinh lại thấy rõ mồn một cái chết sau một phút.
Điều thấy đầu tiên “chết là sướng nhất!”. Ôi thế mà trên trần gian thiên hạ ai cũng lo ngay ngáy chuyện đáng lý ra không đáng sợ!.
Nhưng cũng xin mở ngoặc - Chỉ những ai khi sống theo đúng đạo lý làm người, sống biết “mình vì mọi người”, không tham - sân - si, không... không..., không... rất nhiều cái không lắm mới thấy “chết là sướng nhất!” - Còn đa số ai từng “Cố sống vì tiền, vì quyền lợi, bất nhân bất nghĩa, vì..., vì...” sẽ “vô cùng cực” ngay sau phút đầu tiên khi chết!.
Lão Tiện loay hoay sửa soạn những chiếc vòng hoa, bụng thầm nghĩ: "Phải chi giảm bớt cái vòng hoa, đi tiền hoặc vàng... có tốt hơn không?".


Thử đếm đến giờ có trên trăm mấy cái vòng hoa đủ kích cỡ màu mè, có hoa giả hoa thiệt, có cái không biết đính thêm gì gì vào mà lấp la lấp lánh quá đẹp!.
Đám tang người trong làng bà con đến thăm phúng điếu vài thẻ hương, cặp đèn cầy kèm theo phong bì nhè nhẹ là quý hóa lắm rồi. Ở lão Tiện chuyện đó như con thỏ. Biết bao nhiêu "ơn qua ngãi lại" trên ba mươi năm làm ăn ở thành phố nầy, bây giờ mới có chuyện thiên hạ phải không cho nên nhà lão Tiện đám ma như đám hát đông ơi là đông! Có người viếng vì tình làng nghĩa xóm, có người đến làm bổn phận trả ân trả nghĩa...
Phía bên ngoài đường lộ của thôn Hà Sanh nầy lần đầu tiên xe cộ và người lên kẻ xuống như trẫy hội.


Quan tài của mẹ lão Tiện quàng ở nhà mới xây xong đâu được sáu tháng thay cho ngôi nhà hơi thâm thấp ba gian nay lên ba tầng cao nghệu. Trong xóm làng ai cũng tiếc phải chi bà Xinh – mẹ lão Tiện - sống thêm năm ba năm nữa...

Đó là cách nghĩ của người láng giềng. Còn bà Xinh cách đây ba hôm sang nhà ông Hai Kỷ trong lúc vui chuyện bà nói:


" Tui có muốn thế đâu!. Thằng Tiện nó ưng nó làm!".



Ấy là bà Xinh phàn nàn vụ vợ chồng lão Tiện về chủ trương phá nhà cũ xây nhà mới cho bà Xinh đó mà!.
Bà Xinh nói:



"Mình ăn ở bao lăm hơi, làm nhà to làm gì. Những đêm khuya khoắc thanh vắng bọn mèo chuột rượt đuổi nhau trên tầng một tầng hai nghe mà ớn!".



Lão Tiện lại... "vui vẻ" đón một đoàn đến phúng điếu mới bước ra từ cả chục chiếc xe con...

MC đám tang cứ luôn miệng trân trọng nói những điều “tốt lành”. Hết kính thưa đoàn nầy...., ông kia... bà nọ..., lại xuống giọng thảm não “Vô cùng đa tạ” mọi người đã đến phúng điếu.... đã đến chia buồn...
Cứ như có đạo diễn sau mỗi lần như vậy ban nhạc cổ và ban kèn hơi lại... đồng loạt thi nhau trổ tài.



Đúng ra Lão Tiện chỉ thuê có dàn nhạc hơi từ thành phố về phục vụ suốt ngày đêm lễ tang của mẹ nhưng bà chị thứ Ba lại ưa nhạc cổ - do các vị nhạc công người ở trong làng phục vụ. Biết tánh khí của chị Ba rồi khi đã ưng nói và làm chỉ có bà Xinh hồi còn sống mới có đủ uy lực cắt ngang được cái sở thích của chị Ba, nay bà đã ra người thiêng cổ chị Ba trở thành người có quyền lực nhất!. Bởi vậy lão Tiện tiếng anh hào giữa chốn ba quân cũng phải né, thành ra một đám ma hai dàn nhạc cùng ò e í e… và tùng tùng… Để cho người nghe bớt nhói tai hai ban nhạc hợp đồng với nhau mỗi ban chơi liên tiếp hai bài.


Giờ ban kèn hơi đang thổi bài Lòng mẹ của nhạc sĩ Y Vân “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào…” . Ý nghĩa quá đi chớ!.
Thế mà hồi trưa lúc chân ướt chân ráo vô không biết nghĩ sao mười hai nhạc công chào khách đi viếng bằng bài “Tình cho không biếu không…”.
Ông Tư cò (trước là cây đờn cò) người trực tính lên tiếng:



“Quý ông cúp giùm cho!. Bà cụ không cho không tình bao giờ!. Ai có nghĩa có tình bả mới đáp lại đó he!.”.


Nghe phản hồi có lý anh đội trưởng người cao to khuôn mặt ngó “Trương Phi” thế mà nói năng lại khá nhỏ nhẹ:


“Dạ chúng cháu ngừng ạ!. Thế giờ bác thích gì chúng cháu chiều nấy!.”.


Nói xong không để ông Tư cò đáp lời, ban nhạc vô ngay bài hát của Trịnh Công Sơn - Cát bụi, rồi tiếp – Một cõi đi về.
Ông Tư cò gật gù… Nhìn cách ngồi phách đốc tựa lưng vào ghế dựa và lắng nghe thì biết ông đang thích cái ban nhạc nầy rồi.
Phút sau ông Tư rơm rớm nước mắt!.
Lão Tiện đi lại ngồi bên cạnh nói như an ủi:
“Thôi bác ạ! Mẹ cháu trên chín mươi đi là được với lại theo sách tử vi năm nay bà đi đúng long đúng hổ gì đó sau nầy con cháu cả nhà mình sẽ hưởng đức cao nghĩa dày của bà mà bác.”.


Ông Tư cò ừ ừ… cho qua chuyện chứ tai đâu nghe nhạc tai đâu nghe Tiện nói.
Hết bài nhạc ông Tư cò lại nói:


“Đám của bà to nhất làng nhưng bác thấy có điều gì lạ lạ… Khách của bà mẹ anh đến với cả tâm tình nhưng lại nhẹ phong bao và lễ vật, còn khách của vợ chồng con cái anh họ cầu kỳ trên cả lễ nghi…”.


Điều ông Tư cò nói hồi chiều Tiện biết rõ nhưng không phân trần làm gì, ở đời mà... Như thế nầy thì trách nhưng như ông nhà thơ Y.M. ở tỉnh bên nổi tiếng là thế mà khi nhắm mắt xuôi tay thật hiu quạnh chỉ có cô con gái loay hoay chạy tới chạy lui lo tang chay cho cha. Đến hơn một ngày sau có ông bạn văn thơ ở thành phố biết tin lặn lội đến phúng điếu thấy cảm cảnh đã lên tiếng… Sau đó cũng thấu được đến người có trách nhiệm nhưng gì gì cũng chỉ tổ chức bằng một phần ba so với đám tang mẹ lão Tiện.


Từ hôm qua đến nay tiếp khách miết đầu óc lão Tiện nặng như khối chì, tối lại mới nằm xuống chiếu trải nền gạch men dù lạnh lẽo thế mà lão Tiện ngáy khò khò ngay. Vợ lão Tiện nói nhỏ với người con trai cả:


“Từ giờ đến sáng con tự lo mọi việc để ba nghỉ chút nghe!”.


Tuyến:


“Dạ!”.


Rồi ra đứng nghiêm trang bên bàn linh của bà nội.


          * * *


Bà Xinh nằm thấy nhà mình mấy hôm nay làm gì mà khách khứa đông quá!. Ai tới cũng ôm cũng xách lễ vật tỏ vẻ trân trọng, hết sức trân trọng đằng khác.
Số lúa để ở phòng kề bên phòng ngủ của bà Xinh cứ một chặp một nhiều thêm… còn tiền nữa… tiền năm chục, một trăm, tiền triệu triệu ở trong phong bao dày cộc nằm la liệt trong tủ sắt lão Tiện chở về hôm sau tết. Lúc ấy bà chẳng biết lão Tiện chở cái của ấy về làm gì để choáng một góc phòng thường là nơi vợ con và lão Tiện khi về quê hay tá túc. Nay bà rõ rồi là để cất tiền. Chắc lão Tiện rút kinh nghiệm vụ tang chay của ông... nghe nói tiền thiên hạ đi đám do để hời hợt bị “kẻ xấu” lấy cắp ráo trọi.
Tiền bạc thì rõ rồi còn thóc lúa ở đâu ra mà nhiều thế, bà Xinh chỉ gieo cấy hơn sào đất vụ mùa nào trúng phơi phong khô khan đủ đổ đầy năm, sáu bao ure. Thắc mắc nầy được ông Tư cò giải thích:


“Thì thiếm biết đó giá thóc chỉ trên năm ngàn một cân, bà con muốn đi đám tang phải bán một chục, hai chục cân thóc chứ!.”


Bà Xinh gật đầu tỏ vẻ hiểu rồi!.

                                                                       * * *


Mưa.                                    
Mưa như cơn giận từ nơi đâu đâu xa lắm trút xuống... trút xuống...
Mưa rồi gió thi nhau giành gật cái gì đó suốt cả đêm.
Trong giấc ngủ bà Xinh mơ thấy chính bà đã “được chết” một cái "chết sướng nhất" hơn hai tiếng đồng hồ. Sáng ra bà Xinh kể giấc mơ lạ kỳ ấy...
Rồi nói vui:


“Ai mà không qua "cái đò" ấy đâu?.

                                                   Hòa Văn
-----
Tranh Góc quê của HS Nguyễn Thị Hòa

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

VỀ LÀNG ĐÔNG BÀN



Truyện ngắn HÒA VĂN



Thường thường, hễ đặt chân đến mảnh đất Đông Bàn, quan đại thần Phạm Phú Thứ buông xả hết bao “phù hoa” chốn kinh đô, nơi ngày ngày quan tứ trụ triều đình muốn hay không muốn cũng phải áo mão khăn đai làm phận sự.

Đi theo về quê lúc nào cũng có Cửu Ri, người cùng làng. Bộ dạng cao ráo, khuôn mặt chữ điền điển trai, võ nghệ cừ khôi xuất thân từ lò võ ta tiếng tăm ở quê, Cửu Ri làm cận vệ từ khi Trúc Đường Phạm Phú Thứ về kinh nhậm chức. 
Cửu Ri cung kính thưa:

- Bẩm cụ Thượng, mời cụ lên ngựa!

Cụ Thượng nhìn người cận vệ, nhỏ nhẹ nhắc nhở:

- Ngựa! Xe!

Cửu Ri như sực tỉnh, chỉ biết lắp bắp “dạ, dạ!”. Cả hai tản bộ.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

CHỈ MỖI MỘT LẦN



Truyện ngắn HÒA VĂN  



          Ròng rã ba đêm liền, Doc không hề chợp mắt. Nhà kề bên mới mua con chó nghe nói mấy triệu đồng. Giống chó sinh ra ở đảo Phú Quốc Việt Nam lai chó berger, ban ngày thả nó đi quanh quẩn trong nhà quen rồi tối lại dùng sợi dây xích sắt móc ổ khóa tròng cổ nó vào trụ hiên nhà, khiến nó kêu rân cả đêm. Mà thật ra đó chỉ là lý do phụ, cái chính và quan trọng bậc nhất, công ty của Doc có cái tên dài ngoằn ngoèo đến tám từ, nhưng hay nói tắc: Công ty Khôn Doc, mấy tháng lại đây làm ăn thua lỗ.

Người ta nói thức đêm mới biết đêm dài trúng thật, không gian sao mà im ắng quá, chiếc máy điều hòa chạy êm ru như thế mà bây giờ cũng lên tiếng rè rè... rè rè..., cái đồng hồ treo tường loại xịn nhất cũng có tiếng lách cách... lách cách...  theo ca, theo nhịp nghe tức ngực.

Khôn vợ Doc nằm bên, dang tay dang chân ra chiếm gần hết hai phần ba chiếc gường họp loại sang “made in Hong Kong”, bề ngang trên mét tư, đã thế còn ngáy kho kho. Hồi mới quen nhau e thẹn, kín kẽ chừng nào, nay bạo dạng, tự nhiên nhiên từng ấy, có gì cô nàng bày biện ra hết chừng nấy!.

M...

Truyện ngắn của Hòa Văn

     * *    Ở quê làm ruộng chay nông sản lại ế ẩm đời sống nhà nông khó khăn, thanh niên nông thôn chọn con đường tha phương khắp nơi làm ăn, phải nói với bản tính chịu thương chịu khó, đa phần có công ăn việc làm ổn định vừa đỡ đần gia đình vừa tự lo bản thân. Nhiều người ở lại thành phố lập nghiệp.

Hải Yến hỏi:

- Chị Thanh Tâm bữa nay nghỉ?

- Chị đi làm chứ nghỉ gì. Hôm nay mới thứ Sáu mà!
       Tôi vừa đáp lại câu hỏi của Hải Yến vừa xếp gọn chiếc mùng. Tối qua dự sinh nhật lần thứ hai lăm của nhỏ bạn làm cùng công ty, nhà ở tận Tân Phú, về hơi khuya sáng nay dậy muộn. Đã hơn sáu giờ rưỡi rồi.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

NGƯNG THU: CHÙM THƠ YÊU NGƯỜI



YÊU NGƯỜI 


Yêu người buổi ấy đồi sương
nằm nghe quyến rũ mùa... thương lá buồn 
Yêu người về mãi soi gương
hỏi thăm mình đã lạc đường khi nao?

Yêu người không hiểu tại sao?
người ơi! Có biết bến nào tương tư?
Đêm mời trăng rọi áng thư
mới hay từ bấy đến chừ nhớ nhung

Yêu ai đến thế là cùng
rộn trong buồng ngực bập bùng trống tim

Thức cùng nguyệt lặn bờ đêm
ngẫm đời cũng đã già trên cuộc tình

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

CƠN ĐAU TIM & NƯỚC



 Khi bạn đứng, cơ thể giữ nước ở phần dưới của cơ thể, khiến chân bạn sưng lên. Khi bạn nằm xuống, cơ thể hạ xuống thấp hơn, do đó, thận thải nước dễ dàng hơn, độc tố cũng dễ dàng loại bỏ hơn.
RẤT QUAN TRỌNG, xin hãy ghi nhớ:- 2 ly nước sau khi thức dậy – giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng
- 1 ly nước 30 phút trước bữa ăn – giúp tiêu hóa
- 1 ly nước trước khi tắm – giúp giảm huyết áp
- 1 ly nước trước khi đi ngủ – tránh đột quỵ hoặc đau tim.