Truyện ngắn HÒA VĂN
Ròng
rã ba đêm liền, Doc không hề chợp mắt. Nhà kề bên mới mua con chó nghe nói mấy
triệu đồng. Giống chó sinh ra ở đảo Phú Quốc Việt Nam lai chó berger, ban ngày thả nó
đi quanh quẩn trong nhà quen rồi tối lại dùng sợi dây xích sắt móc ổ khóa tròng
cổ nó vào trụ hiên nhà, khiến nó kêu rân cả đêm. Mà thật ra đó chỉ là lý do phụ,
cái chính và quan trọng bậc nhất, công ty của Doc có cái tên dài ngoằn ngoèo
đến tám từ, nhưng hay nói tắc: Công ty Khôn Doc, mấy tháng lại đây làm ăn thua
lỗ.
Người
ta nói thức đêm mới biết đêm dài trúng thật, không gian sao mà im ắng quá,
chiếc máy điều hòa chạy êm ru như thế mà bây giờ cũng lên tiếng rè rè... rè
rè..., cái đồng hồ treo tường loại xịn nhất cũng có tiếng lách cách... lách
cách... theo ca, theo nhịp nghe tức ngực.
Khôn
vợ Doc nằm bên, dang tay dang chân ra chiếm gần hết hai phần ba chiếc gường họp
loại sang “made in Hong Kong”, bề ngang trên
mét tư, đã thế còn ngáy kho kho. Hồi mới quen nhau e thẹn, kín kẽ chừng nào,
nay bạo dạng, tự nhiên nhiên từng ấy, có gì cô nàng bày biện ra hết chừng nấy!.
May
mà hai đứa con, một đứa trai lên mười bốn, một đứa gái lên mười một, chúng nó
ngủ riêng mỗi đứa một phòng từ hồi bắt đầu đi học lớp mẫu giáo, chứ không
kiểu nầy, khó coi biết bao nhiêu.
Chiếc
điện thoại Khôn cài hẹn báo thức, đúng y bốn giờ nổi lên giai điệu nhạc êm
dịu... Cô nàng trở nghiêng người với tay sang chiếc bàn kê sát bên gường lấy
điện thoại tắt. Rồi hỏi Doc giọng mớ ngủ:
“Anh dậy sớm rứa?”.
Doc trong lòng bực bội nhưng giả lả:
“Có ngủ bao giờ đâu mà dậy! À! Mà em dậy anh bàn một chuyện”.
“Ờ! Mà quên, em cũng dậy sáng nay có việc...”.
Biết Doc có ý định đi Sài Gòn một chuyến để xem thử thiên hạ làm ăn ra sao trong thời buổi suy thoái kinh tế này, nhằm tháo gỡ tình trạng bế tắc kéo dài ở công ty nhà, Khôn đồng ý ngay.
Doc hớn hở ra mặt.
Như
chim sổ lồng trong bụng sắp sẵn một lô chương trình. Nào là khi đi vô sẽ ghé
Huế, trở về ghé Đà Lạt, còn ở Sài Gòn, khỏi nói chí ít cũng một tuần.
Sau
chuyến đi về, không những chẳng có kế sách chi mới để áp dụng trong sản xuất
kinh doanh ngành nghề dệt vải tại công ty nhà mà Doc càng ăn không ngon ngủ
không yên, người lần thần, đầu óc như lú lẫn thêm. Khôn cằn nhằn:
“Đi tiêu tốn hai mươi triệu chứ ít đâu! Và mất mười lăm ngày nữa, bao nhiêu công chuyện rối như xác xả tơ tằm đổ lên đầu tôi rứa mà... “.
Khôn bỏ dở câu nói, nghe điện thoại:
“A lô! Em đây!”.
“Chị biết rồi”.
“Chị ơi! anh Doc về chắc kể nhiều chuyện vui nhỉ!”.
“Có kể với lể gì đâu?”.
“Thôi, vào mạng “chat”, chị sẽ biết...”.
Một lát sau, không biết cô em vợ nói năng kiểu gì, Khôn đổi thần sắc, khuôn mặt từ đậm đà hây hây chuyển sang tím rịm.
Thiên
hạ đi một ngày đàng học một sàng khôn, đàng nầy Doc đi biết bao nhiêu ngày có
học hành gì đâu, chỉ mặc sức trác táng!
Sài Gòn nơi vào ra trên chục lượt chứ mới mẻ gì đâu, nhưng mỗi khi có dịp đến Doc như người mới tới lần đầu. Cái gì cũng cuốn hút. Đường Lý Thường Kiệt từ ngã tư Bảy Hiền đi quận Mười cách đây Doc đi ngày một thế mà nay nhìn không ra. Trước cổng trường Đại học Bách khoa, rồi trường đua Phú Thọ..., rồi ở đường Tô Hiến Thành... tất cả lạ hoắc. Những công trình mang dáng dấp thế kỷ - Dũng bạn của Doc – nói thế, mọc lên chọc trời như thách đố điều gì, chứ không phải chỉ để ở, làm việc không đâu!. Có điều Dũng nói, bề ngoài, mặt tiền bóng loáng thôi chứ phía bên trong khu dân lao động có phát triển hơn một chút so với hồi Doc ở, còn nói chung sẽ không bao giờ bắt kịp mặt tiền!
Dũng
từ chỗ nghèo khổ nay bệ vệ là đại gia. Hôm gặp Doc, Dũng tâm sự:
"Mình giờ như người trót “Cưỡi voi phải múa giáo”, việc làm ăn của công ty mấy năm gần đây không phát triển, mình lại đau ốm luôn, mọi chuyện “được - thua” ở công ty giao phó cho thằng em, mà nó với vợ mình như nước với lửa."
Doc hỏi:
“Chứ mấy đứa con của Dũng ở đâu?”.
Dũng nói:
“Chúng ăn chơi là chính!”.
Có lần trong bữa nhậu ngà ngà xỉn Dũng nói thiệt với Doc, sau hơn hai mươi mấy năm bon chen trong vòng “giả - thiệt”, từ hồi kinh tế còn tranh tối tranh sáng những năm tám mươi, chín mươi ấy tới bây giờ Dũng có không làm gì nữa với tài sản chìm nổi hiện có, cũng dư sức nuôi con cháu tới đời cháu chắt.
“Nói vậy chứ dừng lại là chết ngay!”. Dũng tâm sự.
Ý Dũng nói chết ở đây là chết cái danh “trọc phú”! Người ta nói giàu cũng khóc, không phải nói chơi mà sự thật. Con cái nhà giàu, mà giàu lên từ thúng - mẹt, nói theo kiểu văn sĩ Lê Lựu từng nói khi ông thành lập công ty Văn hoá doanh nhân, nó phỗng phỗng sao ấy... tiếng có mà miếng không. Có đứa còn mang vạ vào thân, ăn chơi truỵ lạc sa dọa, của cải có như cai Nghi cũng đội nón ra đi hết! Nhiều quý tử lớn ngồng ngồng, có vợ có con rồi mà hằng tháng còn nhận tiền của cha mẹ như lãnh lương công ty! Các quý tử được cha mẹ bao cấp từ nhà cao cửa rộng đến tất tần tật mọi thứ... soong, nồi, chén đũa!...
Thằng con trai của Dũng, hôm gặp Doc, nó nói:
“Bác Doc năm lăm rồi mà phong độ dữ! Chiều nay cháu mời bác đi chơi với cháu một bữa mai rỗi về”.
Trời đất! Con hơn cha nhà có phước hay vô phước đây. Miên – tên của cậu con trai của Dũng – dắt Doc đến một nơi, để bây giờ Doc bị Khôn đay nghiến cũng phải cắn răng chịu đòn thôi.
Kết quả xét nghiệm lần thứ ba cho y một kết luận Doc bị căn bệnh thế kỷ HIV.
Con
chó của nhà hàng xóm dạo nầy không còn kêu inh ỏi nữa, nó về đây đã hơn ba năm
rồi, trông tướng tá cao to mà hiền khô. Có bữa nó đứng bên kia hàng rào nhìn
Doc, vẫy vẫy cái đuôi coi bộ muốn nói điều chi, song chỉ hừ hừ... rồi bỏ đi.
Doc ngồi nhớ chuyến đi không những không học được một điều gì có ích để về cùng Khôn vực công ty dậy mà còn...
Kết
truyện buồn ơi là buồn! Chỉ mỗi một lần... Mọi ân hận cũng đã rồi!
Hòa Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét