Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Hà Nội ngày về Thơ: Hòa Văn - Nhạc: Trần Văn Chính

Bài đăng trên Tạp chí đất Quảng số tháng 10 năm 2012
Hà Nội tôi ngày về nắng vàng thơm hoa sữa. Rộn ràng qua ngõ, phố thiết tha lời yêu thương. Còn đây hồn "thu thảo", còn lối xưa Hoàng thành, ngàn năm "lòng thương nhớ" Rồng bay nên sử xanh...

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Tạp văn: TẤM ÁO MẸ VÁ NĂM XƯA




1.
Là những tấm áo của bao người mẹ bình dị khâu vá cho chính con cháu của mình.
Ngày nay hàng hóa đầy ắp tận mắt mũi, vào dịp cuối tuần những bà mẹ cứ dắt tay con cái ra siêu thị, quầy chợ, có thể tuỳ chọn mua cho con những bộ áo quần tươm tất nhất. Cho nên khi ai đó kể chuyện các bà mẹ ngày xưa, đêm đêm ngồi vá áo cho chồng, cho con, nghe như chuyện cổ tích!.
Thế mà có một thời như thế bạn ạ!

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

PHẠM PHÚ THỨ VỚI HOÀI BẢO CANH TÂN ĐẤT NƯỚC

                          

                          

                  Phạm Phú Thứ hiệu Trúc Đường sinh ngày 24 tháng chạp năm Canh Thìn (27.01.1821) người con ưu tú của làng Đông Bàn (nay là xã Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam) là người sớm thành danh : đỗ Tiến sĩ năm 1843 lúc vừa tròn 22 tuổi, từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng từ Tri phủ, Án sát... đến Thượng thư các bộ Lễ (1855), bộ Hộ (1865), bộ Binh (1873), từng sang Trung Quốc (Quảng Châu –1851), đi sứ sang Pháp – Tây Ban Nha (1863-1864) sống trong giai đoạn lịch sử nửa sau thế kỷ 19 lúc nhà Nguyễn suy đồi... giặc Pháp và các nước phương tây tranh giành thuộc địa tìm cớ gây hấn xâm lược nước ta, tư tưởng trung quân phong kiến còn hạn chế. Nhưng vượt lên trên mọi trở lực đương thời sự nghiệp của Trúc Đường Phạm Phú Thứ sáng trong nỗi niềm yêu nước thương dân với hoài bảo lớn canh tân đất nước

Hòa Văn - Phê bình văn học: Mẹ trong thơ H.Man


 
Hơn nửa đời làm thơ, có thể nói hình ảnh người mẹ lúc nào cũng lắng đọng nơi tâm khảm nhà thơ H.Man, trầm tích lắng trong những vần thơ sâu nặng ân tình... với những tứ thơ “thật” và “rất thật” (*).
Đi suốt dọc triền thơ, hình ảnh mẹ cứ ám ảnh tâm hồn H.Man thật xúc động: “Một đời mẹ đi dọc đi ngang/ Lưng khom bước lùi, bước giật/.../ Lẫn trong chiều sương xuống chậm/ Có mẹ và con gái tôi” (Ruộng cấy).

Truyện ngắn Hòa Văn: TIẾNG CHIM "E.Y.CUATOI"

MY MY BIẾT VIẾT NHẬT KÝ TỪ NĂM ĐẦU BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ. Hồi ấy không ai biểu cũng chẳng có ai hướng dẫn gì. Thế mà tự nhiên sau mấy buổi đến trường lớp mới, gặp gỡ các thầy cô giáo mới và dĩ nhiên cặp thêm được hai bạn cùng lớp mới toanh thêm vào ba bạn cùng lớp 5 năm ngoái nay ngồi chung lớp 6/1. My My nảy ý định viết ghi lại những điều nghe thấy thường ngày...
Nghĩ là thế nhưng mãi đến một buổi chiều đi học về nhà, My My hình như cảm giác thấy trong "người" lớn lớn... lên gì gì... ấy! Rồi ngồi vào bàn ở góc học tập hí hoáy viết, ban đầu viết những suy nghĩ nào là thầy Khanh, cô Tuý dễ mến, giảng bài hay..., nào là bạn Tum, bạn Quy chỉ sau ba tháng nghĩ hè phát tướng trông thấy, giọng nói của cả hai rè rè, còn điệu bộ đi đứng ra vẻ người lớn... thế thôi!. Dần dà quyển sổ nhật ký của My My tràn đầy kỷ niệm. Kỷ niệm một thời nhỏ không ra nhỏ, lớn không phải lớn ấy mà!.

Truyện ngắn Hòa Văn: Hậu quả

T
RÂN đứng chết điếng người khi hay tin mẹ bị nước lũ cuốn trôi.
Cách đây mấy hôm Trân về nhà kỵ cơm cha xong, ở lại thêm một bữa nữa chủ yếu la cà nơi quán xá đãi đằng mấy ông bạn thân thiết hồi còn ở quê, đến khi gần đi mới dành đâu non tiếng đồng hồ nói chuyện với bà Sáu - mẹ của Trân - những chuyện buồn vui ngày xưa khi hai mẹ con dắt díu nhau ở bến Đá, Vĩnh Điện.

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

Truyện ngắn Hòa Văn: CHÚ GẤU BÔNG



                                      
(Quà tặng của Bông Cúc Tím Yume, cho nhân vật Thuỷ, sau khi đọc truyện này)
TRĂNG ĐÊM MƯỜI SÁU TRÒN VÀNH VẠNH ÁNH SÁNG RỰC RỠ. Không gian tĩnh mịch. Ngồi ở sát mé sông Gia nầy nhìn lên cây cầu vắt qua con sông nối hai bờ làng Diên và làng Hựu lại với nhau tựa như dãi lụa có màu trắng đẹp trong chuyện cổ tích.

Truyện ngắn Hòa Văn: KHÔNG LÀ TRUYỆN CỔ TÍCH


“T
rẻ sơ sinh giới tính nam. Không có dị tật. Phát hiện ở ngã tư xã Trà Diên sáng sớm ngày 22/02/2000. Nhận dạng ban đầu tóc hơi quắn, mũi cao, cân nặng 3505 Gram. Mặc áo thun màu cánh sen bên trong áo có chữ King. Ngày nhập vào Trung tâm nuôi dưỡng mồ côi Nhân Ái: tạm thời 22/02/2000, chính thức 22/03/2000. Người nhận làm bảo mẫu cô Nguyên Hà”.
Trên đây là tóm tắc về cháu Nguyên Hạnh.
Trân gởi tôi mảnh giấy như thế và nói chiều nay ghé lại quán Nguồn Cội uống cà phê sẽ kể tiếp.