Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2020

Hòa Văn: THẤT THANH...





Không gì vui bằng ngồi bên em

Không gì không gì... lo bằng ngồi đón bão
Sự ve vuốt mơn trớn
Khắp mọi miền da thịt tôi
Lên gai gốc kinh khủng
Em hiền như bài hát ru điệu buồn gió thốc
Ngược lên trái tim vụng dại lỡ yêu người hơn cơn lốc
Bão có thể tàn phá một miền trong nháy mắt
Em níu cả đời không buông!

*

Đêm giằng giật gió bão
Hung hãn tận cùng thất thanh
Vòng xoáy cuốn hút
Lạnh lùng vô cùng
Con người nhỏ hơn cây sậy!
Ngó về đâu cũng buồn!.

Hòa Văn
Đêm đón bão 13 (Vamco)
          14.11.2020
-----
Ảnh internet

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2020

Hòa Văn: RỪNG... RƯNG RƯNG

  

       HỒI mới hòa bình về lại quê, Tri có một thời cùng anh em thanh niên trong xã đi nông trường Quyết Thắng trồng chè nên gọi Tri chè, để phân biệt với Tri ở cuối xóm – tới giờ trên năm lăm tuổi rồi mọi người vẫn gọi thế. 

      Lâu quá tôi mới có dịp ghé lại nhà thăm và rủ nhau đi lên đồi núi chơi. Ông Tin cha của Tri chè, người trông hơi mệt nhưng vui lắm vì trước đây khi chưa đi Sài Gòn, tôi thân với gia đình và cùng Tri đi trầm. Ông Tin tuổi đã trên tám mươi, da dẻ hồng hào, người cứng cáp sắc thái đĩnh đạc. Tôi khen “Tri ở vậy nuôi ông già, chắc ghê!” Hình như câu lỡ lời của tôi chạm vào nỗi niềm thầm kín của ông, khi đứa con trai độc nhất ở tuổi “tri thiên mệnh” rồi mà chẳng chịu lập gia đình, khiến ông Tin buồn thiu quay mặt vào vách tường khúc khắc ho. 

Tôi đánh trống lảng: “Như Tri mà được, chứ kiểu thằng Vương có vợ bằng không!” Ông Tin nói: “Kể chi vợ con thằng nớ!”. 

Tri chè cười cười rồi giục tôi đi kẻo trễ. Nhìn những quả đồi trơ trụi, tôi bần thần như người mất hồn, không tin nỗi cớ sự đến như thế nầy!. Nơi mà chỉ cách đây hai mươi mấy năm rừng có rất nhiều loại gỗ quí hiếm, cây lá bạt ngàn, đi cả ngày không thấy vạt nắng nào rộng hơn cái nong phơi lúa. 

 Tri nói: “Mấy hôm nay trời mưa không khí dịu bớt, chứ nếu không chừ oi bức nắng rát da không chụi nỗi đâu!!”. 

 Đâu rồi tiếng chim hót véo von, tiếng nước suối róc rách chảy! Dạo ấy tôi rất thích vườn chim cu gáy ở nơi đây. Không rõ chúng tụ tập lại làm tổ từ bao giờ, mà sinh nở ra rất đông đúc. Khi chứng kiến cảnh chim mẹ đút mồi cho con ăn mới thấy hết tình “mẫu tử” của loài vật đâu kém con người?. Mỗi lần nghe tăm hơi chim mẹ vỗ cánh bay về, chim non nằm trong ổ nôn nả há mỏ to hết cỡ để chim mẹ mớm mồi. Mọi sự việc bình thản đáng yêu quá! Được cái không ai phá phách tổ hay bắt chim nhờ thế đàn chim chẳng có chút gì sợ sệt con người. Thế mà giờ… Tri kéo tôi đi…  

                                      ***

        Hương trời đất theo gió bám vào nơi trầy xướt trên thân cây dó bầu, lâu ngày biến thành trầm hương. Đó là theo tương truyền dân gian còn khoa học xác định khi cây dó bị thương tích, chất dầu trong cây tụ lại đề kháng bệnh, dần dần chuyển hóa thành trầm. Kinh nghiệm những cây dó có trầm thân cành thường xơ xác.

 Những chuyến đi tìm trầm hương kéo dài. Có một đêm đang ngủ say, tôi bổng thấy tất cả rừng bị huỷ diệt. Không như chuyện cổ tích Công chúa ngủ trong rừng, từng nghe cậu Tám kể hồi còn học lớp 4 trường làng, với bao hình ảnh tươi đẹp của quê hương, nào là có bà tiên Hiền, cô tiên Lành, trìu mến yêu thương trẻ thơ, khuyên nhủ mọi người hãy giữ gìn môi trường sinh thái tự nhiên và lúc nào cô Tiên cũng tặng cho tuổi thơ những điều ước tốt đẹp. 

 Trong cơn ác mộng tôi thấy bọn quỷ dạ xoa đang tâm đốt cả đại ngàn. Lửa ngùn ngụt bốc cháy, cháy, cháy… Muông thú chạy tán loạn… Cây cối to nhỏ quằn quại đau đớn trong lửa đỏ. Bầu trời mù mịt khói và tro bụi. Từng đàn, từng đàn chim chơi vơi bay, bay… Không biết chúng chạy và bay về đâu?. Bị mắc kẹt bịt bùng trong đám lửa khói cháy, tôi hoảng hốt, miệng ú ớ liên hồi... chân cố hết sức chạy thoát, nhưng chẳng được… cả người như đang bị một vật gì đó quá nặng đè bẹp xuống đất... 

Bỗng bà Tiên Hiền xuất hiện nắm tay tôi kéo bay vút đi lên không trung. 


                                *** 

 

        Mới đó đã qua trên hai mươi mấy năm. Giờ không chỉ là giấc mơ, mọi việc đang xảy ra rành rành... Rừng… rưng rưng. 

       Tri chè vẫn y nguyên hồi xưa, suốt một buổi tâm sự chuyện cũ chuyện mới rôm rả, mặc cho ai nói gì thì nói anh chỉ ngồi cười cười, nụ cười giống hệt nụ cười của các bà mẹ vùng trung du nầy, rất hiền và ẩn chứa mạch sống mãnh liệt của núi rừng thuở nào!. Nhiều người tỏ ý lo ngại trước sức tàn phá không nương tay của con người, núi rừng sông suối ngày một hoang tàn, môi trường bị huỷ hoại…

        Tri chè cũng chỉ cười cười nói: “Biết làm răng chừ!”./. 

        Hòa Văn

        (4/2012)

-----

Ảnh: Internet

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Hòa Văn: CÒN GÌ KHÔNG?


 Còn gì không? (*)
Bên dưới lớp đất đá nầy bao sinh linh nghẹt thở 
Xin nguyện cầu Đấng Thiêng Liêng độ trì 
Chỉ cần một hốc đá chỉ còn hở chút là còn hơi thở 
Chỉ cần chỉ cần... than ôi! 

 Lúc này xin đừng phí phạm lượng oxy... 
Bao sinh linh là bà con ta đang rất cần cần một chút thôi! 
Nhanh tay lên đôi bàn tay đang bới đất đá... 
Bên dưới những bàn tay là sự sống đang lụi dần... 
 
Không thể kêu cứu!
 Quanh là đất và đá! 
Sự vùi lấp kinh hoàng 
Như tia chớp
 Thảm thương thay!.
 ... 

***

Không còn lời để nói 
Không còn điều gì để nói tất cả đang ở sâu trong lòng đất đá 
Xóm tan hoang 
Nhà tan hoang 
Chưa bao giờ cơn địa chấn ập xuống miền núi quê tôi khốc liệt như thế! 
Có nhà 8 người chết hết chỉ còn một là nhờ không có ở nhà!
 ... 
 Cả nhà chết hết! 
Tin nhói trái tim... 
... 
 Ôi! Tiếng thét giữa rừng
 Âm vang âm vang tứ bề 
 Ôi! Tiếng khóc giữa rừng 
Âm vang âm vang tứ hướng 
Nỗi đau tận cùng đứt ruột 
Mà làm sao giờ em ơi! 
Đôi mắt chứa bao niềm uất ức! 
Em nhìn lên khoảng trời  
Có thấy gì đâu 
 Ngoài hư không... 
 Không trống không kèn
 Không hòm không quách 
Chỉ mấy gói mì tôm bẻ đôi
 Đặt trên mộ mẹ mộ cha ngay bên nơi vừa bị đất đá vùi lấp 
Một ngày mùa đông
 Không giặc không đạn Ầm ầm thác lũ Ông bà mẹ cha anh em con cháu chết trong nháy mắt! 
 Chết không kịp ngáp 
Không lời thở than 
Không không ... 
Không biết tại sao phải chết 
Vì tiền? 
Vì tình? 
Vì... 
Có trời chứng tri 
Tội lỗi này ai mang 
Không biết 
Vô tri 
Vô thức 
Vô giác 
Vô lối 
Vô luân 
Vô đạo! 

 Không thể chọn nơi sinh 
Con người có quyền chọn nơi ở? 
Hởi ôi! Bên bờ suối bên sườn đồi bên nương rẫy... 
Thi vị quá thi vị 
Thật thà rất thật thà 
Chỉ cần con nhái 
Chỉ cần củ sắn lùi 
Chỉ cần vốc nước lạnh 
Đủ rồi một kiếp nhân sinh 
Đã từng thấy như thế...
 Đã từng như thế! ...
Người ở miền núi có đôi mắt như thôi miên 
 Đôi mắt muốn nói bao điều yêu thương 
 Lại là đôi mắt buồn thấu tâm can 
Mọi thứ sẽ chìm vào quên lãng? 
Nỗi đau còn lại!.


***

Không còn gì!
Câu trả lời
Lạnh lùng
Hiu quạnh
Bơ vơ
Tới cái xoong nhôm còn xẹp lép
Thử hỏi thân xác con người nào chịu nổi
Không còn gì
Ngoài sự lặng câm của đất và đá
Sự im lặng đúng là quá đáng sợ
Ở nơi núi không ra núi đồi chẳng ra đồi sự sống tính bằng giây là bình thường
Bình thường đáng sợ
Sức chịu đựng của con người thật vô cùng
Ơi!
Vô cùng
Vô tận
Chỉ có lương tâm mới cứu được sự thật kinh khủng đang diễn ra
Chỉ có lương tri mới cứu được sự tàn lụi của con người
Lương tâm
Lương tri ơi!.


🔊

-----
(*): Sạt lở núi ở Quảng Nam
Thông tin ban đầu cho biết, trận mưa lớn kéo dài kèm hoàn lưu bão số 9 đã xảy ra liên tục từ 4h đến 19h hôm qua (28.10) đã gây sạt lở nhiều nơi. Tại thôn 6, xã Phước Lộc đã xảy ra sạt núi, vùi lấp 11 người dân mất tích. Do đường bị sạt lở, chia cắt giao thông hoàn toàn, thông tin liên lạc bị gián đoạn nên sáng nay, cán bộ cơ sở mới cắt đường, vượt núi, đi bộ ra đến huyện để cấp báo. 
 Ảnh Người dân nỗ lực tìm kiếm người mất tích. 
 Hiện người dân tại thôn 6 đã tìm được 3 thi thể. Cán bộ xã Phước Lộc và huyện Phước Sơn đang tổ chức lực lượng tiếp cận hiện trường. Dự kiến, 16h hôm nay, lực lượng xã mới tiếp cận được vụ sạt lở. 
 Được biết, khu vực sạt lở thôn 3, xã Phước Lộc có 32 hộ với 215 nhân khẩu. Vụ sạt lở còn khiến nhà cửa, tài sản của người dân bị hư hỏng. Trước đó, 2 cán bộ xã Phước Lộc gồm Hồ Văn Sợ, 25 tuổi, cán bộ dân vận, Hồ Văn Độ, 28, phó Bí thư xã đoàn cùng 3 cán bộ khác đến các thôn kiểm tra, hỗ trợ dân sơ tán. Trên đường đi, 2 cán bộ nêu trên bị sụt đất, rơi xuống suối, bị cuốn trôi. Như vậy, riêng xã Phước Lộc hiện có đến 13 người mất tích.
(*): Vụ sạt lở đất ngày 28/10 xảy ra tại thôn 1 (xã Trà Leng, Nam Trà My, Quảng Nam) vùi lấp 15 hộ dân, 33 người may mắn sống sót, 9 thi thể được tìm thấy, 13 người hiện (4/11/20) vẫn còn mất tích, trong đó có Bí thư xã Trà Leng.
 
(*): Thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Nam, trong đợt mưa bão số 9, tại khu vực các huyện miền núi của tỉnh có 22 người chết, 46 người bị thương và 24 người đang còn mất tích do sạt lở đất, nước cuốn trôi. Trong đó, tại thôn 1, xã Trà Leng (huyện Nam Trà My) còn 14 người và xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn) còn tám người đang mất tích...


Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

Hòa Văn: BÃO VỚI QUÊ




Quê mình sắp bão tới em ơi! 

Cả dải đất vừa qua trận lũ 

Giờ gió to bão lớn sao trời!

 ...  


Dẫu bao đời trần tình nỗi khó 

Dẫu bao phen hứng chịu nhọc nhằn 

64 Giáp Thìn còn nhớ như in 

Bão lũ trôi một làng sóng cả!

  

Ơi! quê mình Quảng Nam vất vả 

Áo với cơm và lẫn tai ương 

Thiên nhân tai ngày càng bất thường 

Mang đến thêm càng nhiều tổn thất! 


Biết là thế! quê mình rất thật...! 

Mong cùng nhau đồng lòng dốc sức 

Tay nắm tay Quảng Nam vượt qua... 

Lụt bão nào khuất phục được ta! 


 Đất và Người Xứ Quảng yêu thương! 

Mỗi tin bão tim người thắt lại 

Nghe bão tan khắp nơi mừng vui 

Ơi! anh biết lòng em mong ước 

Quê hương mình ngày một sáng tươi!.


Hòa Văn 

10h 30 11/10/20 

P/s: Viết xong nhận tin cuối cùng bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tin vui khắp mọi nhà!.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

Hòa Văn: Nghề mua bán lá chuối sứ 

 


      Ngày xưa lá chuối sứ chỉ xử dụng mỗi năm nhiều nhất vào ngày mồng 5 ngày tết Nguyên đán mà nhà nào ở quê cũng có dăm ba bụi chuối này nên đa phần nhà ai nấy dùng có khi cho nhà trong xóm cùng dùng để gói bánh tét, bánh rò, bánh chưng, nem chả, bánh ú tro... 
     Bây giờ khác rồi! Cây chuối sứ ngoài cho búp, trái làm rau ăn với nhiều món như thịt bò thui, thịt gà, mì Quảng.... cây chuối sứ còn cho vài ba tháng một đợt lá. Lá chuối ở quê thông qua các người chuyên đi mua bán lại cho các đầu mối các chợ rồi được chuyển đi đến nơi chuyên gói các loại bánh và cả thay bao bì nilon gói hàng thực phẩm... Đã có cầu nên có cung, nhiều nhà ở quê nay trồng thêm chuối sứ. Mỗi khu vực có vài ba người chuyên đi mua lá chuối, có khi cả vợ liền chồng cùng làm nghề này. Giá mua tùy theo vụ như tết, lễ,... giá nhích lên còn bình thường cứ tính gốc chuối và độ tốt xấu của lá chuối mà ước lượng mua bán, thường thường mua hóa như vậy mới có lời. Sau khi thỏa thuận giá cả xong người mua dùng cây sào có cột cái dằng làm dụng cụ giựt lá chuối, giựt xong vườn nhà nào thì gom đống lại rồi rọc lá xếp cuộn cột từng xấp từng bó gọn gàng. 
     Mỗi bữa mua năm ba nhà như vậy đến chạng vạng chở về nhà sáng mai chở đi bán chiều tiếp tục đi mua... Mua hóa giá nhưng bán theo ký mà giá lá chuối cũng khá ổn định đồng thời hiện ngoài gói bánh truyền thống, thực hiện bảo vệ môi trường lá chuối còn được nhiều nơi xử dụng thay cho bao túi nilon gói hàng nên nghề mua bán lá chuối đắt hơn giúp cho nhiều người ở quê cải thiện cuộc sống. 

Hòa Văn

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

N g u y ễ n H à n C h u n g : M Ù I T HƠ


 

Lúc chuẩn bị định cư nước ngoài

 tôi đem mấy trăm bài thơ của các tác giả thời danh được in trên báo

 ra chợ bán 

cô chủ sạp nói cháu chỉ mua giấy tính bằng ký 

còn thơ có ai đọc đâu cháu mua làm gì 

và cô giải thích thêm 

xưởng in sẽ nhào nặn tẩy sạch rồi tái chế giấy báo có in thơ thành giấy mới cho con trẻ sáng tạo những bài thơ về cuộc sống mới

 con người mới 

hồn nhiên trong sáng 


*


 Mấy mươi năm sau

 khúc ruột ngàn dặm quy cố hương

 lại ra chợ cũ nơi bán giấy gói thơ ngày xưa 

mua một ít giấy báo có in thơ về gói xôi

 vẫn là một cô bé giống hệt cái miệng liến thoắng của cô bé mẹ ngày trước 

cô nhỏ nói cháu chỉ tính ký tiền bán giấy báo thôi 

và tặng không những bài thơ 

 tôi thấy giấy báo bây giờ có trắng hơn 

và điều tôi cảm thấy vui nhất

 là khi ngửi thơ in trên báo và tạp chí văn chương 

ít nhiều có bớt mùi thum thủm cũ… 

 Eldridge Park Sep.2.2019

N.H.C

-----

Ảnh Internet chỉ minh họa.

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

Hòa Văn: CẢ QUÊ HƯƠNG VÀO TRẬN




549 năm ông cha mở cõi 
 bảo tồn quê kiểng 
Đây là năm 
 là tháng 
 là giờ 
 cháu con xin nguyện
 kết đoàn chung tay 
 ngăn giặc covi... 

Có thể có đau thương 
có thể có... điều 
không bao giờ dám nghĩ đến
Có thể
 dù có thể 
 như thế nào 
Quê Hương vẫn sáng ngời 
lòng yêu nhau 
vượt qua đại dịch


 14 ngày phong tỏa
 14 ngày đêm 
 nội bất xuất 
 không để covi... phát tán 

Hãy gìn giữ 
 Quê Hương 
vẹn toàn Bình An!.

 H.V 

 Khuya 2/8/2020 00h 3/8/2020 phong tỏa Nam Hà (Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam). Đang sống trong vòng đại dịch Covid - 19.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Hòa Văn: THỞ


Thở là sống 
Không thở trong nhiều giờ là sao! 
Câu hỏi xoáy vào tôi
Như lời ru của đất và của trái tim 
Chắc chắn không có sinh thực vật nào miên viễn 
Chắc chắn không có đó là điều chắc chắn
Thế mà... thế mà... 
Có sinh động vật nào từ chối sự sống 
Mọi sự khép lại dẫu gì cũng hay hơn 
Hay hơn... 
Nếu sống như không sống! 

.


Biết bao nhầm tưởng
Và tự nhiên tồn tại 
Biết bao cuồng mê 
Và tự huyễn hoặc 
Để không là con người đích thực 
Dễ 
Để là con người 
Không 
Dễ! 





Khi nhành cây khô trôi theo dòng lũ thời gian 
Khi sinh linh cúi mặt trước lời dối trá có cánh 
Trời còn tối đất chưa lún
Kẻ hãnh tiến trên khổ đau
Sung túc trong luẩn quẩn... 
Sự thở ngột ngạt
Nhân phẩm trò đùa!
Nhân cách đang giỡn!
...





Chiếc mặt nạ vênh váo 
Áo xống 
Khăn đai 
Diễn tuồng nhân bản chưa hạ màn !!! 
Lương tâm chìm đắm
Dã tâm nổi lên 
Đó chỉ hiện tượng
Sự thiệt bất diệt 
Như hơi thở 
Đang thở...

 Hòa Văn
Tam Kỳ, 22/7/2020


Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

Hòa Văn: BUDDHA

Buddha
Buddha bị đưa ra quán bar
nhấp nháy đèn mờ tỏ
chứ không phải ánh hào quang
soi rọi tim người phật tử
dẫn đắt chúng sanh buông bỏ muội mê trở về bờ giác
Thời Buddha đem ra làm tấm thẻ bài
cho bọn tham sân si buôn bán giàu to
miệng lâm râm nam mô bụng không chỉ con dao mà là dịch
chúng bôi trét bằng mồm và mũi
chúng lây chéo
chúng lôi kéo
12345 n
từng giây...

Buddha! Buddha!
Hồi hiện thị biết trong bát nước lã có hàng vạn chúng sanh
giờ không còn vạn mà là n chúng sanh
vẫy vùng trong hố đen mê muội!.
H.V
-----
Ảnh internet

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Hòa Văn: KHÔNG HIỂU

 Không hiểu con vi vuhan* màu trắng đen hay vàng đốm** có điều nó tụt hết được mọi sự ỡm ờ lâu nay im lìm trong khe nước lã đó là sự thật cần soi rọi lương tâm đó là thước đo lòng nhân ái lâu nay phù phiếm sắp hàng chờ lên ngôi của bờ giác

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020


Theo “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, làng Đông Bàn khai cơ lập nghiệp sớm trong 66 xã hiệu thuộc phủ Điện Bàn cũ (Triệu Phong, Thuận Hoá).
Chuyện xưa kể rằng, lúc bấy giờ nơi đây (Gò Nổi) dân cư thưa thớt, đất trời hoang sơ, núi rừng hiểm trở, các loài thú dữ, chim muông rình rập bao quanh. Tuy nhiên, đất đai màu mỡ, khai khẩn đến đâu gieo trồng đến đó hoa lợi tốt tươi mang lại lương thực, thực phẩm dồi dào. Hằng năm lũ lụt bồi đắp phù sa nên mùa màng thêm bội thu. Nguồn nước sinh hoạt có sông Thu Bồn, ngòi Đông Bàn nên không cần giếng khơi. Song, có một điều sau hàng trăm năm dân làng vào đây lập làng kể từ ngày vua Lê Thánh Tông bình Chiêm thắng lợi (Hồng Đức nhị niên 1471) nhưng dân cư làng Đông Bàn không phát triển mấy, lòng người không yên, có người định bỏ đi tìm vùng đất mới. Lũ lụt mỗi năm mỗi to và dữ dằn hơn như muốn cuốn phăng tất cả... Nước ngập xóm Nam Dương, Tây Hà, nước cuồn cuộn chảy xiết ngập xóm Tây Xuyên, Bắc Tân, Đông Hà, Hòa Bình, đến gần cuối làng, con nước xoáy mạnh xói lở nhiều năm thành bàu rộng đến trên ba mẫu đất (nay còn gọi cánh đồng bàu Lở). Dân làng bàn tính phương cách chống chọi lại với thiên tai, có người ý kiến tốt nhất nên dời khu dân cư ra xa nơi lũ xoáy để tránh tai hoạ. Bàn tới tính lui chưa có kế sách nào khả thi thì vào một đêm các cụ cao niên trong làng ngủ mơ thấy có một vị trưởng lão người quắc thước, râu tóc bạc phơ mách bảo: Dân làng hãy đào ở ngay rốn của vùng nước xoáy ấy một giếng nước mang hình trời đất vừa để lấy nước sinh hoạt, vừa khiến lũ sẽ không xoáy không gây xói lở nữa, đồng thời làng xóm sẽ hanh thông nhiều mặt!.

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

Thơ Hoàng Lộc: GỞI BẠN VÀ EM


bè bạn hỡi đừng bỏ ta đi nữa
tuổi càng cao hiu quạnh quá chừng chừng những bạn học bạn văn bạn lính
nhớ từng thằng con mắt cứ rưng rưng

em cũng thế đừng bỏ ta vất vưởng
xứ người ta cũng lắm bến sông buồn
nửa vầng trăng đã nép mình sau núi
nửa vầng còn, soi được bóng em không?

ta cứ phải chiều chiều ngồi nhớ bạn
rượu còn đầy, không uống, chịu môi khô
vẫn gắng sức nấng nuôi tình trễ muộn
viết câu thơ quá lắm những mơ hồ

bè bạn hỡi chờ đi chung một lượt
đừng hao thêm nữa đó, ráng vì nhau
em cũng ráng vì ta thêm ít bữa
cùng che cơn gió lạnh thổi bên cầu.

16-2-2020
 HOÀNG LỘC

Truyện ngắn Hòa Văn: NỖI NHỚ




Mẹ nói những chuyện về đứa con trai của mẹ là có thật. Tôi lặng lẽ ghi chép tất cả không có một lời bình luận hoặc thêm thắt nào.
Ngày 17 tháng 02 năm 1979(1)
Mẹ kính yêu!
Con đã đặt chân lên mảnh đất...  – Mảnh đất mà lúc nầy theo như chỉ huy bảo là của “địch” mẹ ạ!.
Đồi núi nhấp nhô, bình yên, đầy hoa sim tím... Phía bên kia dãy núi có nhiều ngôi nhà, trong đó chắc chắn có trẻ thơ và người già. Giờ G sẽ phát lệnh tiến công, C của con đánh mũi trực diện. Qua điều nghiên của các trinh sát phía ấy không có đồn bót cũng chẳng có binh sĩ chỉ có đâu mười dân quân trang bị rất sơ sài thế mà con là quân chủ lực nên mẹ đừng lo gì!.

...
Con của mẹ
Lý...