Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Truyện ngắn HÒA VĂN: 24/12




HÒA VĂN

Sáng 22 tháng 12
Bây giờ mấy giờ rồi nhỉ?. Vừa tự hỏi vừa len lén giở chiếc chăn bông ra khỏi mặt, nhìn qua tấm kính cửa sổ, bên ngoài trời sáng trưng. Độ này chắc hơn tám giờ rồi chứ không ít.
Khang Di tự hỏi và trả lời trong bụng như thế. Cả đêm hôm qua cô bé trằn trọc mãi và không rõ đã chợp mắt ngủ từ bao giờ...
Gần đến Noel thời tiết hồi nào cũng vậy. Mưa lất phất và đặc biệt lạnh. Đúng như bài Thánh ca mà Khang Di nghe hồi còn nhỏ xíu, bây giờ đã hai mươi tuổi rồi. Thật là thời gian qua đi nhanh như mũi tên...
“Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời...”.
Bài ca nầy mà Dương Phương mà hát thì tuyệt!. À mà quên đã tự hứa không nhắc đến anh chàng tên Phương ấy nữa!. Khang Di lại tự trách mình như vậy khi trong đầu cô bé đang lần lượt hiện ra cơ man hình ảnh anh chàng “đáng ghét” ấy.
Người ta thường nói “Ghét của nào được của ấy” trong trường hợp Khang Di lúc nầy là chí lý chứ không chỉ đúng không thôi đâu?.
Khang Di lắc lắc đầu khi soi gương chải tóc. Kiểu tóc búp bê ôm khuôn mặt bầu bĩnh non tơ như thế ai mà không để ý được. Với lại Khang Di một cây bút truyện ngắn đang lên đồng thời học giỏi nữa chứ!. Nếu ai đó bây giờ đứng đàng sau cô bé mà ngắm nhìn bộ dạng, khuôn mặt mái tóc, đôi mắt của cô in rõ mồn một trên tấm gương cô đang soi sẽ không thể nào “ghét em” được cho mà coi!. Thế mà hiện giờ cả hai một chàng và một nàng mang tên Dương Phương và Khang Di đang “ghét” nhau!.
Khang Di ngồi vào bàn trang điểm nhưng không làm gì cả. Phải chi ngày hôm ấy hai người không “cãi cọ” nhau thì chắc Khang Di chọn màu son hồng nhạt – màu son Dương Phương thích nhất – Và chính Khang Di cũng rất thích bởi nó chỉ được đánh phơn phớt cho tôn hơn lên thôi chứ đôi môi bình thường đã mọng màu son rồi!.
Đàng nầy...
Chiều hôm qua khi nhỏ Trân Anh đến nhà bảo:
“Thôi chuyện nhỏ như con thỏ mà!. Hai “ông - bà” làm lành lại đi để nhóm bạn “tứ quý” của bọn mình đủ đôi bốn cặp!. Noel sắp tới rồi...”.
Nói thiệt trong lòng của Khang Di nguôi dần sự hờn dỗi nhưng Khang Di lại nói:
“Ông” Phương phái Trân Anh đi “sứ” à!.”
“Mô có!”.
Trân Anh vừa nói vừa lắc đầu và giơ ngón tay trỏ lên ý nói “xin thề”.
Bên ngoài trời bắt đầu mưa lâm thâm kèm theo từng luồng gió bấc. Mưa gió gây nên cái lạnh nói theo kiểu bà ngoại hay nói “Lạnh thấu xương!”. Khang Di mặc thêm chiếc áo ấm màu sánh sen – cũng lại là màu “ông” Dương Phương “thích”!
Và chính anh chàng mua từ phố cổ Hội An nhân chuyến kiến tập. Dương Phương học hơn Khang Di hai năm cùng trường Sư phạm. Hồi còn học chung bậc phổ thông trung học đã quen nhau sơ sơ. Bây giờ có gần gũi hơn chút nhưng gì thì gì cả hai hẹn khi Khang Di ra trường hãy tính...!.
Phố Hàn mưa lạnh. Những chiếc áo khoác đủ màu được các cô nữ sinh, sinh viên “khoe” khiến thành phố vốn lịch lãm, mặn mà thường ngày thêm mặn mà – lịch lãm bội lần!.
Khang Di đang ở tâm trạng chờ một mẫu tin nhắn hay một cuộc gọi từ anh chàng “đáng ghét” ấy thế mà chiếc điện thoại trở nên vô dụng và vô duyên thật, nó nằm im trên bàn.
Khang Di đi loanh quanh trong phòng. Ba đi làm chắc gần về, mẹ cũng vậy. Út Nhân đi học trung học phổ thông chắc sắp về... 
Phải chi ngày hôm qua “Ừ” cái rẹt để nhỏ “đại sứ” Trân Anh đi về bắn tin cho anh chàng biết “Khang Di hết giận rồi!” thì hay biết mấy!. Khang Di ngẫm nghĩ...
Chủ nhật rồi Dương Phương hẹn Khang Di và các bạn trong nhóm “tứ quý” đi Tam Kỳ thăm dì của Khang Di đang nằm viện. Dương Phương lại bỏ đi về quê vì một việc gì đó. Mà sau đó theo Dương Phương tại ông cậu điện và nhờ chở đi về quê gấp nên không kịp báo cho Khang Di và các bạn biết. Như vậy cả hai việc đều quan trong cả. Một bên là thăm dì, một bên bận đi chở cậu. Nhưng Khang Di cứ nằn nặt bảo: “Chắc chi...” Cô bé giận quá đã nói lỡ lời “Bất cần!” Dương Phương và Dương Phương cũng thiếu kiềm chế nói lại “Thế thì thôi!”. Và cả hai chia tay hồi thứ Hai đến giờ.
* * *
Tối 23 tháng 12
“Con à! Noel đến rồi sao con lại quấn chăn ở trong phòng một mình vậy?”
Khang Di nghe rõ lời ông già Noel nói.
“Ngoài phố giờ vui lắm con ạ!. Các cây cầu bắc qua sông Hàn đang rực rỡ sắc màu. Con đường xung quanh sông Hàn rất đông người đi Nô en. Còn ở các nhà thờ không khí thật ấm áp và thắm “Tình yêu thương” con ạ!. Ông biết con đang có điều gì không vui trong lòng phải không?. Trông kiểu con nằm bó gối, khuôn mặt buồn rười rượi như thế nầy ông đoán thế. Ngồi dậy con. Ngồi dậy trò chuyện cùng ông một chút thôi. Tối nay ông còn đi thăm tặng quà các bạn nhỏ nữa mà... Ông giải thích lễ chính thức cử hành vào ngày mai 25/12 (Lễ chính ngày) còn tối nay 24/12 gọi là lễ vọng. Trước lễ Noel 4 tuần là Mùa Vọng và sau 25/12 là 12 ngày Mùa Noel (Mùa Giáng Sinh).
Khang Di ngồi dậy. Mà đúng thật khung cảnh Noel phố xá thật đông vui quá!. Những cây thông Noel được trang hoàng chu đáo hơn mọi năm. Ở nhà thờ càng rộn ràng hơn. Cô đứng lặng người nhìn hang Bêlem, nơi đấng hài nhi sinh ra đời trong máng lừa. Khang Di thầm nhủ “Cuộc đời của mình có gì là khó khăn gian khổ đâu?. Lúc nhỏ và bây giờ cũng vậy ba me, ông bà mọi người đều dành cho mình mọi sự chăm lo ân cần. Đời sống còn nhiều thiếu thốn... mà ai không vậy...”.
Bất chợt Khang Di lạnh toát mồ hôi. Dương Phương mới đứng với Khang Di mà giờ biến mất rồi... Anh chàng lạc vào giữa đám đông người kia rồi... Cô bật khóc.
Ông già Nô En vỗ vỗ vai Khang Di:
“Con nín. Ông sẽ gọi, sẽ biểu anh chàng gì gì ấy... À! Dương Phương của con quay trở lại. Ông biết trong lòng của anh ấy vô cùng bối rối khi phải bước những bước chân xa... xa... con!”.
Trong nháy mắt sau khi Khang Di thôi khóc và khẻ “Dạ. Dạ! Con xin ông...” Dương Phương xuất hiện trước Khang Di.
Chẳng chút e dè ngượng ngùng nào... Cô bé ôm chầm lấy anh chàng.
Cả hai rối rít “Cảm ơn ông già Noel!”.
Dương Phương khẻ hát bài Thánh ca “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời...” trong niềm yêu thương ngọt ngào!.
Khang Di dụi dụi mắt tỉnh ngủ. Trời vẫn lạnh nhưng tạnh mưa. Khang Di kéo chiếc chăn bông đắp kín người tính ngủ nướng thêm chút nữa. Chuông điện thoại reo khúc nhạc vui cô biết ngay là của Dương Phương. Khang Di nghĩ bụng nhất định sẽ thử “ôm” anh chàng “đáng ghét” một lần như giấc mơ!.
24 tháng 12.
Noel đã đến!./.

 H.V

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét