Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

NƠI CHỈ CÓ HAI NGƯỜI

5. (Phần nầy có tên riêng: KHÔNG ĐỀ)
 
Cứ nửa đêm Phương Hạ rời phòng ngủ nhẹ nhẹ bước nhanh sang phòng trang điểm nơi có một cái bàn trên đó là chiếc máy vi tính màn hình tinh thể lỏng. Nói theo cách nói anh chồng Phương Hạ, đây là cây bút nhiều năm qua đã viết ra hàng trăm... tác phẩm văn học. Trong số đó có hơn bảy mươi phần trăm in báo, lên trang mạng đến với bạn đọc. Tuy vậy với Phương Hạ tác phẩm hay đảm đương sứ mạng cao quý đích thực của văn học còn phía trước.
Hơn một tuần lễ qua, Phương Hạ trăn trở viết những trang văn thấm đẫm tình yêu thương...

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Chiều cạn Thơ Mai Thanh Vinh - Nhạc Trần Văn Chính


câu thơ chặt khúc khi đêm ùa về  
dọc bờ bóng khuất bên tê 
 lơ thơ nhặt phía nẻo quê nỗi buồn 
                                                    bàn tay từng ngón ngón suông
                                               vẫn không thể níu giọt nguồn trong veo...

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Truyện ngắn Hòa Văn: NƠI CHỈ CÓ HAI NGƯỜI

 1.
Chiếc xe lúc đầu mới thấy tưởng con dế, nhìn kỹ chặp lâu nó lại giống con bò cạp mà không phải hình như nó là con rắn nằm khoanh tròn giấu đi cái đầu chỉ có cái đuôi và phần thân.
Phương Hạ lắc lắc đầu mấy lượt rồi nhắm mắt mở mắt mấy lần để định thần. Đúng rồi phía trong xe có một người, coi bộ anh thuộc tạng người sành điệu chiếc kiếng màu đính trên sống mũi cao và thẳng, chiếm đâu một phần năm khuôn mặt. Dù vậy Phương Hạ chắc anh nhất định đẹp trai.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

THƯƠNG CẢM CÔ KIỀU OANH!

   Tạp văn Hòa Văn
 

Cuộc sống vốn ko dễ dàng như ta thường tưởng... Điều nầy ko lạ nhưng ko phải ai cũng thấu hiểu.

Người GN-QN- Miền Trung vừa qua những ngày đêm lo âu bởi liên tiếp lũ... và bão... chồng lên nhau gây nên ko ít thiệt hại về vật chất “nhà xiêu vách đổ mái tốc phên bay vườn tược cây cối ngổn ngang...” nhưng có lẽ sự “ngổn ngang” “thiệt hại” ko thể cân đong đo đếm hơn cả là về mặt tinh thần.

Truyện ngắn Hòa Văn: BẾN AN LÀNH

1.

Mân Thái đứng trước tấm gương như thế nầy đâu mươi lăm phút rồi. Diện bộ cánh mỏng tanh vải lụa màu gi thế mà vẫn toát ra bao sức nóng hừng hực lúc nầy mà lỡ có bất cứ cái gì va vào chắc sẽ bị thiêu rụi ra tro ngay!. Mân Thái tự mỉm cười sau ý nghĩ hơi kỳ hoặc ấy. Nói thật đang ở độ tuổi bốn mươi hai, đã gần mười lăm năm sống đơn thân kể từ cái ngày...


Mân Thái đang nghĩ ngợi mung lung về chuyện ngày xưa... Cu Tĩnh ở đâu chạy ùa vào ôm chầm lấy mẹ:
“Mẹ đi đâu mà đẹp dậy!”.
Chính câu hỏi vô tình của đứa con đang ở tuổi teen càng xác nhận Mân Thái còn đẹp!. Mân Thái nói:
“Sáng nay, con theo mẹ lên chùa nghe.”.

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Inrasara: Nhà văn & nỗi sợ


 
Sợ làm nên cộng đồng người, làm nên văn hóa và văn minh…
Sợ dã thú, con người hợp quần để tạo sức mạnh, các bộ lạc ra đời. Sợ bộ lạc khác, con người tạo lập cộng đồng có tổ chức mạnh mẽ hơn để tránh bị tiêu diệt, nền văn hóa xuất hiện. Sợ sức mạnh siêu nhiên chưa thể lí giải, con người tạo ra tôn giáo. Vân vân… 
Thế nhưng, ngoài óc thực tế, loài người còn được ban cho trí tưởng tượng. Bên cạnh ổn định cuộc sống vật chất và đảm bảo an ninh thân xác, con người muốn làm giàu sang đời sống tinh thần của mình. Một khi sử dụng đến trí tưởng tượng ấy, tinh thần phiêu lưu được huy động tối đa vào cuộc. Từ đó, sự dũng cảm – không phải là dũng cảm của tự vệ, mà là cái dũng của sáng tạo – có đất sống.

Tân hình thức Việt, bạn nghĩ gì? -1 & 2...

Đây là những bài biết trên trang inrasara.com - Hòa Văn giới thiệu cùng các bạn tham khảo và góp ý kiến như nhà thơ mong đợi. Các bạn quan tâm Chuyên đề thơ tân hình thức Việt tiếp theo xin đề nghị link vào liên kết để xem tiếp. H.V.


Inrasara
(Chuyên đề thơ tân hình thức Việt)
Phong trào thơ tân hình thức Việt sắp có cuộc hội thảo lớn ở Huế vào trung tuần tháng 11-2013. Để giúp độc giả nắm được khái quát: lịch sử hình thành, tinh thần và thủ pháp, sáng tác và phê bình về phong trào thơ này, Inrasara.com mở chuyên mục Thơ tân hình thức Việt. Rất tùy hứng. Đó có thể là một quan điểm, một nhận định về bài thơ hay thủ pháp, một bài thơ (chủ yếu của Inrasara) kèm diễn giải, và tân hình thức sẽ đi về đâu? Vân vân… Chuyên mục đánh số từ 1… hân hạnh đón nhận mọi phản hồi từ độc giả.
Inrasara.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

HÒA VĂN: BÁNH XÈO

Tạp văn

Quảng Nam có nhiều món ăn đặc sản mà tên gọi không lẫn vào đâu được!. Như bánh xèo chẳng hạn.


Xánh xèo làm từ bột gạo. Gạo ngon. Gạo khi ngâm xay (máy) bột thật mịn mà khi đúc không được dính chảo hoặc bị nhảo như gạo lúa lốc ngày xưa và gần đây là lúa 13/2.

TRUYỆN NGẮN CỦA ALICE MUNRO (NOBEL 2013): THỊ TRẤN BÊN ĐƯỜNG

Lời giới thiệu: Alice Munro sinh ngày 10 tháng Bảy năm 1931 ở Wingham, Ontario, Canada, với tên khai sinh là Alice Ann Laidlaw. Cha của bà là chủ nông trại, mẹ là cô giáo. Bà trải qua tuổi thơ ở thị trấn Clinton, nơi bà cũng thường trở về sau này. Theo học đại học Western Ontario, nhưng rời trường sớm khi lập gia đình năm 20 tuổi. Bà và gia đình sống ở một đảo ngoài khơi Vancouver nhiều năm nay, coi sóc tiệm sách có tên là Munro. Hai ông bà có với nhau ba đứa con, hôn nhân của họ thời trẻ có một thời kỳ tan vỡ. Sinh quán của Alice Munro, Ontario, là tỉnh bang lớn nhất Canada, gần bên Ngũ Đại Hồ. Vùng phía nam của tỉnh là vùng có khí hậu ôn hòa, cảnh sắc xinh đẹp, đất nông nghiệp bằng phẳng, nhiều sông hồ. Trong truyện của Munro, có cảnh vật của Ontario hoặc thiên nhiên hoang dã trên đảo Vancouver. 
Truyện của bà viết về đời sống những người bình thường, với văn phong giản dị, trong trẻo và đẹp. Nhưng đó là bề ngoài dễ gây ngộ nhận. Thật ra văn của Alice Munro không dễ hiểu. Người đọc cần chú tâm đến từng chi tiết mà bà để lại dọc đường. Bên trong là sức mạnh của sự mô tả chính xác, phân tích sắc bén các xung đột, sự nghiêm khắc với thói dung tục và a dua, tính hài hước, và lòng trắc ẩn.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Truyện ngắn Hòa Văn: Thế Lính Hoàng Sa


                                                                                                            
“Hoàng Sa trời nước mênh mông
 Người đi thì có mà không thấy về
 Hoàng Sa mây nước bốn bề
 Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa.”
                   
 (Câu ca dân gian ở Quảng Ngãi)

Ngắm đi ngắm lại người nộm mới làm xong, Thinh gật gật đầu tỏ vẻ ưng bụng. Đây là nộm tượng trưng ông nội của Thinh, một ngư dân gần ba mươi tuổi, dáng người vạm vỡ.

Đợt tuyển quân binh đội Hoàng Sa năm ấy, ông nội của Thinh được tuyển mộ. Ngặt nỗi nhà đơn chiếc, bà nội sinh cha của Thinh tuổi mới thôi nôi, có người bày biểu ông nội làm đơn xin hoản đi. Ông lắc đầu nói không nên.

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Ảnh nghệ thuật của tác giả Dương Quốc Định Fb

Nguồn ảnh nghệ thuật Dương Quốc Định Fb

Truyện ngắn Alice Munro: Trốn chạy (Tác giả Giải Nobel Văn học 2013)

                                                           

                                          
Tại nhà, Sylvia không còn việc gì để làm ngoài việc mở toang những cánh cửa sổ. Và nghĩ đến – với sự háo hức khó mường tượng mà không khỏi gây ngạc nhiên – là chốc nữa đây cô sẽ được gặp Carla.

Tất cả những vật dụng cá nhân mang hơi hám bệnh tật đã được dời đi hết. Căn phòng chung của Sylvia và chồng, cũng là nơi hấp hối của anh, đã được dọn dẹp ngăn nắp hệt như chưa từng xảy ra chuyện gì. Carla đã giúp quét dọn trong những ngày hỗn loạn giữa chuyện hỏa táng và chuyến đi Hy Lạp. Mỗi một bộ đồ Leon đã mặc hoặc chưa từng thử qua, cùng với những món quà chưa tháo hộp do các cô em gái tặng, đã được chất đầy ghế xe sau để giao cho tiệm bán đồ cũ.

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Hòa Văn: Ước gì “thời gian” đừng “trĩu nặng”...





                              MẸ

Mẹ là nắng mẹ là mưa
Mẹ vừa cổ tích mẹ vừa ca dao

Đắng cay thì mẹ nhận vào
Bao nhiêu thơm ngọt lại trao cho đời

Con đầy là lúc mẹ vơi
Dòng sông nước mắt nụ cười mẹ cho

Thời gian trĩu nặng con đò
Mẹ đưa con đến chạm bờ rồi xa.

                              
                             Dung Thị Vân

 


Hòa Văn: Ước gì “thời gian” đừng “trĩu nặng”...
                           (Đọc bài thơ Mẹ của nhà thơ Dung Thị Vân)

Từ bao đời nhiều thơ ca nhạc họa và truyện ca ngợi Mẹ.
Mẹ rất gần gũi với mỗi chúng ta....
Gần và cần như không khí trong lành hằng ngày loài người và vạn vật hít thở để có sự sống trên hành tinh nầy vậy!.

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

HÒA VĂN: Tạp văn MƯA... LŨ... BÃO >>> (TIếp theo & hết)





Ngày xưa kinh nghiệm sống chung với lụt, bão được áp dụng khá hữu ích ở hầu hết các khu dân cư thường hay có lụt bão như Quảng Nam-Đà Nẵng.

Thứ nhất nền nhà phải cao. Mức độ cao bao nhiêu tuỳ con đất kết hợp với lấy mốc một cơn lụt to nhất ở từng địa bàn từ đó sẽ đắp đất lên quá mức lụt cũ trên ba, bốn tấc. Do vậy đa phần nhà của nơi thấp trũng cao nghệu so với mặt đất bình thường. Để việc đi lại từ nhà ra ngõ thuận lợi thường thường nhiều nhà được đắp thêm sân thượng sân hạ, từ sân thượng lên nhà còn có tam cấp, ngủ cấp, cửu cấp (Mỗi cấp cách nhau khoảng 2 tấc). Phòng chống bão là một trong các tiêu chí được chú trọng khi thiết kế xây nhà.
 

Nhà tranh tre theo kiểu hai mái hai chái dục, kèo đôi, tranh lợp mè gợp ken dày, cột là gốc tre chôn sâu cả thước nện chặt đất. Nhà thâm thấp vách đất hoặc dừng phên kín mít...


Nhà ngói tuy ko có vật liệu như bây giờ chỉ vôi với nhựa trái bời lời xây gạch hai mươi (phân) bờ tường dày trục nên có độ vững chãi cao. Nhà xây thấp mái ngói âm dương theo kiểu hai mái hai chái có tác dụng phòng bão khá tốt. Kiểu nhà như thế giờ còn lại ko nhiều được gọi là nhà cổ (Xem ảnh minh hoạ).    
Ngoài nhà ở nơi chăn nuôi gia súc gia cầm cũng được làm chu đáo đảm bão tránh được lụt và bão.  

Về sau khi xây các cơ ngơi đẹp hơn vật liệu tốt hơn nhưng người ta hay “quên” những kinh nghiệm mà trải qua nhiều thế hệ sống chung với lụt bão ông cha ta mới tích luỹ được!. Khiến cho cứ lụt và bão thì ko nhiều thì ít nhất định có thiệt hại nghìn nghìn tỷ đồng (VN)...
 
Bão Nari (bão số 11) năm 2013 là một cây bão có thời gian kỷ lục trước nay kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ, với gió cấp 10, cấp 12.... Gò Nổi có hàng trăm... ngôi nhà bị tốc mái trong đó rất nhiều nhà tốc mái 100%.

Nhiều cây trong vườn nhà gãy đổ, cảnh quan sau bão thật “xơ xác!”.

Bão đi qua để lại nhiều điều cần suy nghĩ.

Đi đôi với nỗ lực khắc phục nhanh nhất hậu quả thiệt hại do bão gây ra, trong điều kiện hiện nay làm sao Quảng Nam-Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam nghĩ cách “sống chung với Mưa... Lũ... Bão..." về lâu về dài...

                                                                                                                     Hòa Văn

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Hòa Văn: Tạp văn MƯA... LŨ... & BÃO >>>





Nhiều khi ngồi ngẫm nghĩ ko(không) biết tạo hóa đã sinh ra những thú vui điều sung sướng rồi còn ráng chi cái khổ cái lo nữa.

Cứ lấy chuyện mưa gió bão bùng ra mà tán thì đã lắm việc cần tán...  
Lại có khi ngồi ngẫm nghĩ nếu trên đời nầy cái chi muốn là được, toàn là "như ý" thì thế giới có yên ổn?!.
Bây giờ ngoài trời đang mưa. Ông bà nói trúng quá!. “Mưa như mưa lụt!”. Nghĩa là cái mưa lúc dầm dề lúc lây rây khi lại ầm ầm...

Mưa ầm ầm được gọi hình tượng dễ hiểu "mưa cầm chĩnh đổ". Chĩnh là vật dụng bằng sành ngày xưa hay dùng để muối dưa muối mắm - mùa nắng ráo làm dự trữ đến mưa - lụt – bão đem ra dùng - nước trong chĩnh mà đổ thì ko còn hột nào!. Mưa như rứa là mưa to lắm!.
 
Giờ đường sá cái bê tông, cái láng nhựa, mưa mấy rồi cũng giống “nước đổ lá môn, nước đổ đầu vịt...” mưa xong nước ráo ngay. Ngày xa xưa ở Gò Nổi (GN) mình đường đất là chủ yếu, đất GN biết rồi -dẻo nhẹo- do toàn là đất tốt trong đất y có mỡ(!) nên hễ mưa đôi ba hôm nước thoát ko kịp người đi, (trâu, bò cũng đi nữa) một nửa ngày đôi bữa hầu hết các đường sá trong xóm ngoài làng đều nhảo nhẹt trơn lỉn...

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Chuyện mơ ngủ



* Cu Ngàn. Họ tên đầy đủ là Phương Tiền Ngàn, được bà Chua nhặt không biết ở đâu đem về chăm bẵm nuôi nấng từ khi còn đỏ hoe. Hàng xóm có người cắc cớ hỏi, bà Chua cười, kiểu cười của bà miệng méo xệch chực khóc thế nên lâu rồi không còn ai hỏi nữa.

Năm Ngàn lên mười hai tuổi nghe chúng bạn xầm xì, cu cậu hỏi, bà với tay dợm cú một cái tróc lên cái đầu tròn vo, tóc cắt ngắn ngủn nhưng lại thôi. Bà trợn tròn mắt:
  • Hỏi mần chi?.
Những lúc bà như vậy, Ngàn ngất nga ngất nghểu pha trò cười giả lã rồi chạy u đi.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Thơ Ngưng Thu: XIN ĐƯỢC TRI ÂN NGƯỜI


XIN ĐƯỢC TRI ÂN NGƯỜI 
* Viết trong mùa Vu Lan  

Nắng rót từng chùm xuống lưng cha ngày bỏng rá
Cho lúa  đòng đơm hạt
Mưa chiều ngập gót mòn
Mẹ gánh nặng mùa đi
Góp từng vồng khoai củ hà sâu ngày con còn non dại
Gom cọng rau má triền hè thưở con bé thơ ngây

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Truyện ngắn Hòa Văn: Người già buồn buồn...

 

1.

Tôi có một  thói quen đến Chủ nhật thường hay ra ngoài ngã tư phố ngồi nói chuyện với bà Liễn. Người bán bánh mì theo chỗ tôi biết đã đến ở nơi đây ít nhất cũng trên hai chục năm nghĩa là hồi mới năm mươi tuổi.

Vừa nói chuyện với bà Liễn – ở ngã tư nầy ai cũng hay gọi bà theo nghề bà đang làm bà "Bánh mì" - tôi vừa nhẩn nha ăn ổ bánh mì nóng giòn, béo, thơm thật thú vị. Với tôi chuyện ở cơ quan, chuyện ở tổ dân phố hay chuyện ở quán cà phê chẳng thấm tháp gì so với những chuyện nghe được ở đây do chính bà “Bánh mì” cung cấp.

Tranh đẹp vẽ thật như ảnh chụp



Những bức tranh vẽ thật như ảnh chụp là những tuyệt phẩm nghệ thuật của họa sĩ người Tây Ban Nha Antonio Cazorla.













Họa sĩ Antonio Cazorla sinh năm 1971 tại Punta Umbria, Tây Ban Nha. Khi còn là một cậu bé, Cazorla đã bộc lộ khả năng thiên bẩm và lòng đam mê về hội họa. Vào năm 10 tuổi, Antonio Cazorla đã bắt đầu trở thành một tài năng trẻ về tranh sơn dầu. Đến năm 11 tuổi, những tác phẩm hội họa của Cazorla đã gây được sự chú ý lớn và đã được trưng bày ở nhiều cuộc triểm lãm ảnh.
Năm 1989, Cazorla bắt đầu theo học tại một trường năng khiếu nghệ thuật ở thành phố Seville. Trong thời gian học tập tại Seville , kỹ năng hội họa của Cazorla đã đạt đến trình độ điêu luyện. Sau khi tốt nghiệp, Cazorla đã có 3 năm sống ở Anh. Khi chuẩn bị quay trở lại Tây Ban Nha, anh đã được Viện Khoa học Nghệ thuật và Nhân văn ở Huelva trao tặng phần thưởng vì sự nghiệp cống hiến cho nghệ thuật.


Những tác phẩm hội họa của Cazorla đã phản ánh được sự tĩnh lặng và nhạy bén và trung thực của vật thể, thậm chí có thể cảm nhận dược mùi thơm của trái cây. Những bức họa mô tả khung cảnh về những đụn cát gợi nhớ lên những ký ức hoài cổ ở bờ biển Tây Ban Nha, nơi anh sinh ra và lớn lên.
Antonio Cazorla đã tham gia hơn 70 nhóm triển lãm lớn nhỏ, đồng thời tổ chức các buổi triển lãm đơn tại các quốc gia như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, và Anh. Tất cả các cuộc triển lãm đều thu hút sự chú ý và được đánh giá rất cao.
Theo DTO

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Ngày xưa ơi!



                                                                       Tranh Lê Thiết Cương

Truyện ngắn của Hòa Văn

Liên Liên tới trường đúng vào ngày Chủ nhật, trời lại mưa tầm tã nên quang cảnh thôn xóm ở đây vốn buồn nay lại thêm buồn...
Anh bạn mới quen từ hồi trưa ở bến xe huyện có tên gọi như con gái, Hồng, nhưng không mang chút dáng vẻ gì “con gái” cả. Hồng nói giọng Quảng gốc, khi nói lại nói to tiếng như sợ người cùng chuyện trò không nghe vậy. Được cái Hồng cười rất có duyên, để lộ hai hàm răng trắng bốc đều hay háy. Liên Liên không nói ra chứ “cảm tình” ngay lúc mới gặp.

Hồng bảo:
- Tôi biết mà, Chủ nhật với lại mưa gió to thế này thì làm chi có thầy cô mô ở trường. Thôi đừng ngại chi hết, trời tạnh rồi, cô về nghỉ trưa với bà nội tui đi!.
Miệng nói, Hồng lanh lẹ xách chiếc giỏ trái cây và xách thêm một xách to tướng hình như đựng mùng, mền, gối ở trong đó rồi vội vàng bước đi khiến Liên Liên không kịp phản ứng, chỉ biết đi theo.

Ảnh động





Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

TRÔI DẠT BỞI CHỮ YÊU!



Chiều cạn

Cạn chiều rồi
phải không em
câu thơ chặt khúc
khi đêm ùa về
dọc bờ
bóng khuất bên tê
lơ thơ nhặt
phía nẻo quê
nỗi buồn

bàn tay
từng ngón ngón suông
vẫn không thể níu
giọt nguồn trong veo
còn đây
tiếng gió mãi reo
để cho
chiều cũng về theo với chiều
khúc đời
dạt
bởi chữ yêu
trăm năm ngồi khóc
trước chiều
cạn khô… 


Mai Thanh Vinh 
Đăng ngày 17/08/2012 
vanchuongviet.org


TRÔI DẠT BỞI CHỮ YÊU!
Hòa Văn

Thơ Mai Thanh Vinh (MTV) nhà thơ nữ làng Thanh Chiêm, Phủ Điện Bàn xưa (nay là xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam) đằm thắm. “Văn là người” mà...
Đọc thơ của cô giáo MTV: Đa phần tâm trạng, số phận con người gắn với thiên nhiên và quê hương.

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Chỉ sợ bão...










"Chỉ sợ bão...”.
Tôi nghe câu nầy hồi còn nhỏ. Lớn lên ở thành phố có biết bão nhưng phố xá san sát nhà, nhà cũng tương đối vững chãi nên nghe bão biết bão... chứ chưa lo vì ít tận mắt thấy sự phá hoại khủng khiếp của bão...

Mà hình như mỗi năm bão mạnh thêm lên!.

Hòa Văn: Tạp bút Cây cầu ước mơ

Cầu Gò Nổi mới xây xong như cô gái đương lớn đẹp tràn đầy sức sống!.
Có ai nói như thế còn tôi lại nghĩ chiếc cầu giống bà mẹ - bà mẹ của vùng quê đôn hậu!.
Không phải tự nhiên tôi suy nghĩ vậy.




Hồi 75 mẹ vai quảy nách mang lỉnh kỉnh đủ thứ dắt anh em tôi trở về quê. Bước tới bến Điện Bình sông Thu Bồn nhìn về hướng tây nơi ấy là quê tôi “gần là thế mà cũng xa xôi là thế!” bởi cách trở sông đò.
Mẹ bảo: “Ước chi có cây cầu!”.


                                                               Cầu Gò Nổi (09/2013)

Không lâu sau đó một cây cầu tạm được sửa lại từ cây cầu trước xây để “chiến tranh”, cầu có màu lem lem bà con gọi cầu Đen. Cầu Đen làm bằng ri sắt ngó thô tạp nhưng hồi ấy mẹ mừng lắm!.
Mẹ nói: “Chi chi nhưng khỏi “qua sông luỵ đò”.
Cây tre mua từ Phú Chiêm (Điện Phương), lon gạo chén mắm mua từ chợ Mai (Điện Bàn)..., tất cả nhiều thứ đã qua cầu Đen về đến từng nhà. Nhiều người xa quê trở lại bến xưa sông cũ bước lên cầu Đen mà lòng xao xuyến lạ!.

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

FB &... Truyện ngắn của Hòa Văn



               
                                                 The Cry tranh của họa sĩ Edvard Munch
                                                                                  
 (Tặng Lê Sanh)



“Sanh ra đi không vì lý do nào khác ngoài muốn vượt qua số phận...”.

Điều nầy tới giờ Sanh cho biết mới hay chứ ngày ấy mọi người lầm tưởng vì nầy nọ!.



Sanh nói thành phố New Yord giống tổ chim dồng dộc treo lủng lẳng trên cành cây mà lúc nhỏ Sanh là tay cừ khôi trong việc bắt loài chim nầy. Sanh tả hình tượng như thế để cho tôi dễ hiểu nơi Sanh đang ở, lại làm tôi không hiểu gì cả.



Thông thường bầy chim dồng dộc cùng lứa hay làm tổ đẻ trứng đồng loạt trên các cành cây, ngọn cây cao, tổ dài khoảng một gang tay khi có gió tổ chim đung đưa như đưa chiếc võng ấy thế mà chưa bao giờ trứng hay chim non trong tổ rơi ra ngoài bao giờ.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Truyện ngắn Hòa Văn: Cánh hoa màu nhớ



Thanh Thanh đột nhiên trở về sau mười mấy năm không tin tức gì. Khu phố như rộn ràng thêm lên, quán cà phê thêm khách... Chỉ có Hải không biết buồn hay vui, mấy ngày nay vẫn ngồi cùng người bạn thân Thi và Tú nhâm nhi từng giọt cà phê đen như mọi khi, mặc cho ai bàn ra tán vào về cô gái ấy.

Truyện ngắn Hòa Văn: RẠNG ĐÀI MÂY


                                                            

1.

Đã lâu lắm rồi Cao Vân mới có dịp về quê thăm mẹ. Mẹ kế của Cao Vân người thon thả mắt sáng tinh anh. Mẹ nói nhà mẹ ai cũng thế, có thể thua kém người vẻ đẹp vóc dáng, riêng đôi mắt nhất định chẳng ai qua. Mẹ nói khiêm nhường vậy thôi chứ bây giờ mà mẹ còn đẹp như rứa huống hồ gì hồi con gái. Làng xóm ai cũng khen mẹ đẹp cả nết cả người.
Cha của Cao Vân, cụ Quyền Trực kể, trước đây mẹ ruột Cao Vân còn sống  cũng đẹp lắm (Mẹ ruột Cao Vân qua đời lúc Cao Vân mới tám tuổi). Ông ngoại rất mến cha của Cao Vân vì biết rất uyên thâm nho học, có uy tín trong làng Tư Phú*, có tâm trường, luôn bày tỏ lòng yêu nước thương dân trước cảnh giặc Pháp xâm lược.
Cụ Quyền Trực có ba người vợ, sáu con trai ba con gái; bà Đoàn vợ cả, sinh hai trai một gái, Cao Vân con đầu khôi ngô tuấn tú, thời nhỏ có tên Công Thọ, vốn tư chất hơn bạn cùng trang lứa, có nhiều suy nghĩ mạnh bạo… có lần Cao Vân hỏi cha: “Tại sao trong làng cùng làm ruộng nuôi tằm mà nhà hương Hản giàu, còn ông năm Quýt nghèo xơ xác mướp mà đâu phải ông năm Quýt biếng lười gì cho cam, đàng này cả nhà quần quật, hết làm việc nhà, đi cuốc thuê hái dâu mướn cho thiên hạ xóm trên làng dưới quanh năm. Thế mà… con lớn lên con “đổi lại” ai cũng phải như ai!”. Tưởng đó chỉ là sự mơ tưởng trẻ thơ vậy mà lớn lên bên cạnh trau dồi kinh sử Đông, Tây, Cao Vân hay giao du với nhiều bậc anh tài nhiều nơi. Năm mười bảy tuổi Cao Vân xin cha mẹ đi ra kinh thành Huế dự thi, trong thâm tâm nghĩ là dịp mở mang sự hiểu biết về thời cuộc. Đến kinh thành nghe hung tin Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết tại thành Hà Nội, không kịp về dự lễ tang cụ Hoàng Diệu ở làng Xuân Đài  chỉ cách làng Tư Phú mấy cây số, nhưng cùng các sĩ tử đi thi năm đó Cao Vân có thêm nhận thức sâu sắc về hành động anh hùng của Tổng đốc Hoàng Diệu - người con Quảng Nam, sự lẫm liệt của bậc anh hùng thêm thôi thúc người thanh niên đồng hương đầy nhiệt huyết tìm đường cứu nước cứu dân.


2.

Trải qua bao nhiêu biến cố của dân tộc, năm Ất dậu (1885) kinh thành Huế trấn ải cuối cùng của đất nước cũng sa vào người Pháp, vua Hàm Nghi cùng quần thần xa giá rời đô, phong trào Cần Vương nổi dậy khắp nơi, Cao Vân đứng ngồi không yên, biết tâm ý con, mẹ kế nói: “Con cứ đi làm phận sự của thất phu, việc nhà có mẹ!”. Cuộc biệt gia ly hương của Cao Vân bắt đầu… Cao Vân đi dự thi lần thứ hai nầy không mong muốn có danh phận gì khi vương triều đang thời rệu rã, vua bị truất phế ngôi như cơm bữa, chỉ mong tìm phương tiếp nối công cuộc chống Pháp, sau khi cụ Hường Hiệu lẫm liệt hy sinh, song lại thêm một lần “lỗi động thời văn”. Hỏng thi Cao Vân về lại Cổ Lâm làng An Định**  sống ẩn dật, ông gặp cô ba Bàn*** em của ông Thừa Tô một bạn tri kỷ, ngay từ ánh mắt đầu tiên gặp nhau, Cao Vân đã chọn cô ba Bàn, thế là năm Tân Mão (1891) đôi trai tài gái sắc nên nghĩa vợ chồng, cả hai tâm đầu ý hợp cùng chung lưng đấu cật lo việc nước việc non, nhiều lần cùng nhau vào sinh ra tử, vào tù ra tội. Vợ chồng chỉ rời xa nhau lúc Cao Vân bị tù đày ở Côn Đảo còn lại khi thì ở làng Đại Giang**, khi vào đất võ Bình Định, khi mở trường dạy học, lúc chuyên tâm truyền bá thuyết Trung thiên dịch - Trung thiên đạo, khi cùng chí sĩ Võ Trứ tụ tập nghĩa binh đánh giặc Pháp từ Bình Định tới Phú Yên…
Sáng rồi mà bên trong rừng Tây An, cây cối um tùm nên còn tối lờ mờ Cao Vân nhìn không tỏ mặt vợ. Cao Vân nói: “Hai ta tiếng là vợ với chồng mà…” không để chồng nói dứt lời, cô ba Bàn thầm thì: “miễn là được cùng anh chia ngọt xẻ bùi, để anh an tâm lo việc nước là em vui rồi!”. 
Làm thế nào để diện kiến vua Duy Tân, câu hỏi cứ lặp đi lặp lại trong đầu Cao Vân, số là vào cuối năm 1915 Thái Phiên mời Trần Cao Vân, Phan Thành Tài, Đỗ Tự (Quảng Nam), Lê Ngung, Nguyễn Mậu, Lê Triết (Quảng Ngãi), Nguyễn Chính (Quảng Bình)… tham gia Việt Nam Quang Phục hội, thăm dò được biết vua Duy Tân luôn sẵn lòng yêu nước thương dân nhưng chính nhà vua cũng đang cảnh chim lồng cá chậu tiến thoái lưỡng nan, được các đồng chí giao phó trách nhiệm, Cao Vân dự định đi Phú Xuân tìm cách tiếp xúc với vua Duy Tân.
Ngồi cả mấy giờ đồng hồ rồi mà Cao Vân viết không xong bức thư, bởi công việc trọng đại quá! - một thư sinh luận bàn quốc sự với vua – Cao Vân cố định thần và viết, nội dung thư bày tỏ ý thức của thần dân trong nước trước nỗi nhục nước mất nhà tan, kể tội chính quyền bảo hộ và bọn chuyên quyền khuynh đảo hoàng tộc khiến vua Thành Thái bị thực dân Pháp bắt đi đày, mộ vua Tự Đức bị đào xới, vua Dục Đức, Hiệp Hòa bị truất ngôi và bị bức tử mong muốn khơi dậy lòng yêu nước thương dân chắc chắn có trong tâm tư nhà vua. Đọc đi đọc lại bức thư Cao Vân nghĩ bụng vì đại cuộc được - không mình cũng nhất quyết phải làm. 
Thấy chồng ngồi trầm ngâm đến nỗi bát nước chè xanh pha từ sáng đến giờ còn nguyên, cô ba Bàn sè sẹ xuống bếp rót lại bát nước chè xanh nóng hổi bưng lên đặt bát nước xuống bàn, vịn vai chồng hỏi nhỏ: “Có điều chi mà anh lo lắng …” Cao Vân ngẩn đầu nhìn vợ: “À! không có gì đâu em! sáng nay anh thấy người hơi khó chịu chút thôi” rồi bưng bát nước chè xanh vừa thổi thổi vừa uống từng ngụm một cách sảng khoái, Cao Vân nói: “Đất nước đang hồi loạn lạc, việc thi cử khoa bảng thôi anh tạm thời ngưng lại, em đừng buồn nghen” cô ba Bàn ngắm nhìn chồng nói: “Tuỳ anh quyết định, em luôn ủng hộ mọi việc anh làm” Cao Vân vui hẳn lên: “Như thế anh có thêm đồng chí rồi!”.
Được tổ chức đồng ý Cao Vân cùng Thái Phiên dùng tiền vận động người tài xế của vua Duy Tân thôi việc, thay vào là đồng chí Phạm Hữu Khánh, một thanh niên có tài có tâm tốt. Chẳng bao lâu chính nhà vua cũng cảm mến người tài xế mới của mình, nhà vua nói: “Trẫm lo chuyện nước nhà quá!” như mở cờ trong bụng Phạm Hữu Khánh thưa: “Bẩm Hoàng thượng, con tài hèn sức mọn nay được phụng sự Hoàng thượng con xin cố gắng hết lòng trung thành”. Được dịp tỏ bày bao nỗi ưu tư lâu nay, nhà vua nói nhiều chuyện mà khi biết Phạm Hữu Khánh như được bồi bổ thêm lòng can trường, rồi mạnh dạn lấy từ trong túi áo một phong thư, kính cẩn dâng vua Duy Tân, nhà vua kinh ngạc, nhìn chăm chăm vào mặt người tài xế hỏi: “Cái gì đây?” “Bẩm Hoàng thượng, con mạo muội làm chuyện tày trời bẩm Hoàng thượng tha tội chết cho con”. Nhà vua đọc bức thư Cao Vân gởi.
Bức thư có đoạn: “Thiên khải thánh minh hữu bài Pháp hưng binh chí khí. Địa sinh tuấn kiệt hữu truất dân thảo tặc chi quyền” (Trời sinh vua thông minh sẵn có tài chí cử binh chống Pháp. Đất sinh người tài giỏi có quyền đuổi giặc thương dân) – Phụ Hoàng Hoàng đế hà tội khiến thiên? Dực Tôn tôn lăng hà cớ kiến quật (Đức vua cha của ngài vì tội gì mà bị đày? lăng tẩm của vua Dực Tôn (vua Tự Đức) cớ gì mà bị bới? – Tha Mỹ quốc hắc nô chủng tộc, ngũ thập niên du khả tự cường; huống ngô dân hoàng đế tử tôn, nẫm ngũ triệu khởi cam chung nhược! (Kìa nước Mỹ dòng giống rợ đen, năm mươi năm còn thể tự cường; huống dân ta con cháu nhà vua, hai mươi lăm triệu nỡ đành hèn yếu!). Đọc xong bức thư vua Duy Tân trầm tư suy nghĩ, gật gật đầu nói với Phạm Hữu Khánh: “Yêu nước mà có tội à!”, xong nhà vua giục Phạm Hữu Khánh, cùng đi vào cung giao mật dụ. 

3. 


Đội viên đội thị vệ trong kinh thành Nguyễn Quang Siêu và tài xế Phạm Hữu Khánh vâng lệnh vua Duy Tân sắp xếp để Thái Phiên và Cao Vân yết kiến nhà vua tại Hậu hồ. Trời trong xanh nước hồ phẳng lặng, mọi việc y như dự định. Thái Phiên và Cao Vân giả làm hai người câu cá, còn vua Duy Tân vi hành, giờ khắc hội họp thật thiêng liêng, sau khi nghe tường tận đường đi nước bước của công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa chống giặc Pháp, vua Duy Tân đồng ý nói: “Trẫm sẽ ra mật dụ thi hành” và khuyên hai nhà cách mạng nhanh chóng tổ chức thực hiện.
Đại sự bại lộ vua Duy Tân cùng tất cả thủ lĩnh nghĩa binh đều sa vào tay giặc.  Trần Cao Vân cùng Thái Phiên, Phạm Hữu Khánh hiên ngang ra pháp trường. Trước giờ giặc xử chém, Trần Cao Vân giật mảnh khăn đen giặc bịt mắt, nhìn đất trời An Hòa - mảnh đất gần kinh thành Phú Xuân - nơi các Anh hùng từ biệt non sông, đồng bào với bài thơ ứng khẩu đầy nghĩa khí: “Trời chung không đội với thù Tây/ Quyết trả ơn vua nợ nước nầy/ Một mối ba giềng xin giữ chặt/ Thân dù thác xuống rạng đài mây.”
Khí phách chí sĩ Trần Cao Vân và các chí sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp ngày 03 tháng 05 năm 1916  (mồng một tháng tư năm Bính Thìn) và tấm lòng trung kiên của bao người mẹ, người vợ chí sĩ Việt Nam muôn đời sống mãi với non sông Việt Nam../.
                                                                                                                                                 H.V
------------
* Làng Tư Phú nay thuộc xã Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam
** Làng ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam
*** Tên thật là Võ Thị Quyền
-  Truyện ngắn viết nhân kỷ niệm 95 năm ngày Chí sĩ Trần Cao Vân và các Chí sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa năm 1916 hy sinh (03/05/1916 - 03/05/2011).