Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

TRÔI DẠT BỞI CHỮ YÊU!



Chiều cạn

Cạn chiều rồi
phải không em
câu thơ chặt khúc
khi đêm ùa về
dọc bờ
bóng khuất bên tê
lơ thơ nhặt
phía nẻo quê
nỗi buồn

bàn tay
từng ngón ngón suông
vẫn không thể níu
giọt nguồn trong veo
còn đây
tiếng gió mãi reo
để cho
chiều cũng về theo với chiều
khúc đời
dạt
bởi chữ yêu
trăm năm ngồi khóc
trước chiều
cạn khô… 


Mai Thanh Vinh 
Đăng ngày 17/08/2012 
vanchuongviet.org


TRÔI DẠT BỞI CHỮ YÊU!
Hòa Văn

Thơ Mai Thanh Vinh (MTV) nhà thơ nữ làng Thanh Chiêm, Phủ Điện Bàn xưa (nay là xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam) đằm thắm. “Văn là người” mà...
Đọc thơ của cô giáo MTV: Đa phần tâm trạng, số phận con người gắn với thiên nhiên và quê hương.


Xin đọc bài Chiều cạn: 
“Cạn chiều rồi/ phải không em/ câu thơ chặt khúc/ khi đêm ùa về”.
Hình ảnh buổi chiều tà được ví như dòng sông (?) sau một ngày (thời gian) phơi mình dưới cái nắng nóng của đất trời giờ (thời gian) sắp sửa “cạn” rồi... Từ “cạn” tự thân nói lên bao nỗi buồn – niềm vui... 
Anh cảm nhận - anh chứ không ai khác vì chỉ có anh mới xưng hô “em” tha thiết như thế!. 
Câu thơ thứ hai trong hai thơ câu lục bát được viết tiếp là một đột biến!. 
Tại sao lại “câu thơ” chứ không là vật thể khác. “Câu thơ chặt khúc” - “khi đêm ùa về”.



Thời gian và thơ hai phạm trù tưởng đơn lẻ nhưng sự thật lâu rồi có liên quan, rất liên quan mật thiết với nhau đằng khác. 
Liên tưởng thú vị nầy khiến cho bài thơ Chiều cạn của MTV có sức hút khiến người đọc không thể dừng lại mà phải đọc tiếp: 
“dọc bờ/ bóng khuất bên tê/ lơ thơ nhặt/ phía nẻo quê nỗi buồn/ bàn tay/ từng ngón ngón suông/ vẫn không thể níu/ giọt nguồn trong veo”. Tôi hiểu rồi anh đang ở tâm trạng thương thương nhớ người ấy và quê ấy đó mà. 
Người và quê là một:
“còn đây/ tiếng gió mãi reo/ để cho/ chiều cũng về theo với/ chiều”. 
Người và quê đang cận kề bên anh hằng giây hằng phút hằng này... vậy mà sao như xa ngái... 
Ngày nào anh và em tay trong tay tung tăn đón chiều - đ i- đêm - về với bao ước vọng đẹp đẽ của một thời thanh xuân đáng yêu biết dường nào thế mà nay kỷ niệm xưa đà “khuất” còn lại “phía nẻo quê” - “nỗi buồn”, anh cố “nhặt” nhưng làm sao “nhặt” được bây giờ, khi anh chỉ cótrái tim “yêu” và “bàn tay” “suông”!. (“Bàn tay” “suông” là bàn tay không có gì?)
Hình ảnh “bàn tay” “từng ngón ngón suông” “không thể níu giọt nguồn trong veo” là hình ảnh đầy xúc cảm dẫn dắt lòng người nao nao giông giống như đứng trước dòng sông “đời” đang “cạn” dần từng “giọt” dù anh đã cố hết sức lực “níu” giữ vẫn “không thể níu” lại được một “giọt nguồn trong veo” ấy nữa rồi...

Tứ thơ đẩy bài thơ cháy lên tận cùng của niềm luyến nhớ khi MTV viết:
“khúc đời/ dạt/ bởi chữ yêu/ trăm năm ngồi khóc/ trước chiều/ cạn khô…”.
“Khúc” thơ và “Khúc” đời!. Trôi... “dạt” về đâu?. Khi nay mai “chiều cạn”!. Anh “ngồi khóc”?.
Câu suôn sẻ như thế mà không đơn giản thế! Đây thật sự là câu thơ tự vấn lòng ta và cũng là câu thơ gởi tới người ta “yêu” thương ấy với tất cả nỗi lòng ray rức “yêu” thương!. 
Nỗi lòng ray rức không một hôm một mai nguôi ngoai đâu mà cả “trăm năm”. 



Hòa Văn - Tối 17/08/2012


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét