Nếu tất cả những gì độc giả cần để đọc sách chỉ là một thiết bị giá rẻ
như bữa ăn trưa, có thể cuốn lại nhét vào túi quần túi áo, và toàn bộ
thư viện của con người sẽ nằm trên các máy chủ đặt đâu
đó không ai rõ thì nhà xuất bản sẽ kiếm tiền bằng cách nào?

Làm thơ không chỉ tỏ bày Viết văn không để ngày sau luận bàn Trót mang ba chữ sàn sàn Xin là hơi thở nồng nàn thương yêu Thơ văn tha thiết một điều Mong lòng Nhân Nghĩa ít nhiều trao nhau. HÒA VĂN * CHÀO BẠN ĐẾN VỚI HÒA VĂN * Tác phẩm đăng trên HÒA VĂN: Tác giả giữ bản quyền - Khi đăng lại tác phẩm đề nghị ghi rõ tên tác giả - Việc xử dụng tác phẩm để in ấn sách phải có sự đồng ý của tác giả - Email: h.vandientrung@gmail.com
Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013
Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013
PHAN KHÔI - NGƯỜI QUẢNG THỨ THIỆT
Phạm Phú Phong

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013
Em ước gì có phép màu để quay trở lại thời xa xưa… (TÌNH... MONG MANH)
Ngó lớn bổng rứa chứ tuổi còn “Ăn chưa no lo chưa tới…”. Mẹ tôi hay nói như vậy với các bà bạn hàng xóm.
Qua trưa cô bé Hạnh ở cùng khu phố đến nhà chơi. Thì cũng như mọi lần chứ có khác gì đâu?. Hoặc là cô bé mang đến cho mượn quyển truyện, hoặc tặng trái ổi vừa chín tới mới thấy đã muốn bổ ra ăn ngay cho đã… Thế mà giờ tôi lại bối rối lạ!.
NHÂN CÁCH
Truyện ngắn Hòa Văn
Đỗ đại học kiến trúc, học ra trường theo ngành nghề đi Đông đi Tây đến cùng Nam tới cực Bắc làm nên biết bao công trình đẹp và nổi tiếng.
Danh phận có dư là bà nầy bà nọ tuy vậy không rõ tại duyên phận hay do tính nết của sếp mà cho đến nay khi đã nghỉ việc Kha Luân vẫn là nữ tướng “phòng không”!.
Chuyện của Kha Luân tự thân đã là truyện nên từ ngày quẳng cây bút chì, quên các lập trình đồ họa trên máy vi tính cô chúi mũi vào một công việc mới không ai tưởng viết văn.
Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013
NHÂN VẬT KHÔNG BIẾT NÓI DỐI II
Truyện ngắn Nhân vật không biết nói dối của tôi, sau khi đăng báo đâu được một tuần, không rõ ai gởi biếu mà bà vợ anh thợ đan nhà gần bên có một tờ. Truyện đăng ở trang năm, có bức ký họa bốn màu vẽ anh thợ đan ngồi chăm chỉ làm việc cùng nhiều sản phẩm thúng mủng, rổ rá... Báo in đẹp còn thơm phức mùi giấy mực. Bà vợ anh thợ đan đem đi giới thiệu cho nhiều người trong xóm Dốc Dài nầy cùng xem. Hôm đi dự đám giỗ ba của một người bạn ở xóm trên tôi mới biết rõ sự việc, nhiều bà con trách tôi “Ông là văn sĩ thế mà chẳng cho bà con làng xóm biết chi cả!”. Tôi hơi ngẩn người, trả lời lí nhí “Dạ! Thì có viết từ lâu rồi! Định bụng chỉ viết để đó chứ có in ấn đâu!”. Hai Thản vặn vẹo “Răng báo đăng!”. “Thì...!”.
Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013
CHÙM THƠ NGUYỄN ĐỨC DŨNG: BỜ SÔNG CỔ TÍCH
Bờ sông cổ tích
“Tặng Nguyễn Tư Phú Đông”
Thời theo bạn ra đồng ham chơi trận giả
trâu gặm lúa người
cha đánh trốn cây rơm
bụng đói cồn cào
ước sắn lùi đỡ dạ
đến bây giờ gặp khói tưởng còn… thơm!
Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013
NGÀY XƯA ƠI!
Truyện ngắn Hòa Văn
Liên Liên tới trường đúng vào ngày Chủ nhật, trời lại mưa tầm tã nên quang cảnh thôn xóm ở đây vốn buồn nay lại thêm buồn..
Anh
bạn mới quen từ hồi trưa ở bến xe huyện có tên gọi như con gái, Hồng,
nhưng không mang chút dáng vẻ gì “con gái” cả. Hồng nói giọng Quảng gốc,
khi nói lại nói to tiếng như sợ người cùng chuyện trò không nghe vậy.
Được cái Hồng cười rất có duyên, để lộ hai hàm răng trắng bốc đều hay
háy. Liên Liên không nói ra chứ “cảm tình” ngay lúc mới gặp.Hồng bảo:
- Tui biết mà, Chủ nhật với lại mưa gió to thế này thì làm chi có thầy cô mô ở trường. Thôi đừng ngại chi hết, trời tạnh rồi, cô về nghỉ trưa với bà nội tui đi!
Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013
HẬU QUẢ...
T
|
RÂN đứng
chết điếng người khi hay tin mẹ bị nước lũ cuốn trôi.
Cách đây
mấy hôm Trân về nhà kỵ cơm cha xong, ở lại thêm một bữa nữa chủ yếu la cà nơi
quán xá đãi đằng mấy ông bạn thân thiết hồi còn ở quê, đến khi gần đi mới dành
đâu non tiếng đồng hồ nói chuyện với bà Sáu - mẹ của Trân - những chuyện buồn
vui ngày xưa khi hai mẹ con dắt díu nhau ở bến Đá, Vĩnh Điện.
Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013
MIÊN DI: BẠN
KÝ ỨC LŨ
-----------
(Tranh GẦN NHƯ MẤT TRẮNG của Marika Bryant)
(Tranh GẦN NHƯ MẤT TRẮNG của Marika Bryant)
Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013
THẦY GIÀU NHÂN CÁCH!
Tạp văn
Học lớp vỡ lòng ở quê (làng
Đông Bàn, Gò Nổi – Điện Bàn, Quảng Nam), những gì thầy bảy Dược (Lê
Dược) (cho con được gọi chính danh thầy như thế nghe thầy!) dạy tôi (và các bạn
cùng trang lứa, nhiều thế hệ học trò trước và sau tôi nữa) cho tới bây giờ
không thể quên.
Điều thứ nhất là tình yêu
thương. Tôi nhớ không nhầm ngày đầu tiên đi học dù được ông nội cõng đi và ở
suốt buổi, bụng dạ tôi vẫn lo lắm. Thế mà chỉ qua mấy buổi học tôi
như lớn lên mấy tuổi. Không còn sợ sệt, không còn nhút nhát, việc nầy công đầu
là do thầy.
Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013
Nghĩ về mẹ
Tạp văn
1. Ở quê tôi, rất nhiều người con hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, dù khó khăn đến mấy cũng một lòng một dạ phụng dưỡng, tạo nhiều niềm vui để ông bà, cha mẹ nhất là các cụ cao tuổi ở vào tuổi gần đất xa trời sống an vui cùng con cháu và cộng đồng, họ tộc. Khi các bậc sinh thành đau yếu được chăm sóc chu đáo.
Nhiều người bệnh tật phải nằm một chỗ con cháu xúm nhau lo từng li từng xíu, nào là sữa, trái cây, thuốc thang ... bệnh nặng thì đi bệnh viện một năm mấy lượt, nhiều cụ đại tiểu tiện một chỗ, con cháu vui vẻ chăm sóc chu đáo, căn phòng nơi các cụ nằm thơm phứt mùi nước hoa...
Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013
Nghĩ về cơn bão Haiyan
Tạp văn
![]() |
Ảnh bão Haiyan ở Phi |
Các nước ở bên bờ biển Thái Bình Dương là nơi ít nhiều đều hứng chịu sự hung dữ của bão
và hầu như theo một chu kỳ có sự sắp đặt của thiên nhiên. 5, 10, 20, 30, 40 ...
năm tái diễn một hay nhiều lần với bão lớn gây hoang tàn tang thương cho cả một
cộng đồng dân cư (nhỏ thì xóm, làng..., lớn hơn tỉnh, thành phố...) khiến mọi
người đều đau lòng xót dạ quá!.
Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013
Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013
THƯƠNG NHỚ NHỮNG CÂY MƯA
Tạp văn: Hòa Văn

Hồi lên bảy tuổi nghe ông nội nói
“Trời chẳng chịu mưa một cây” tôi chẳng hiểu gì cả, lớn lên một chút ra ngoài xóm làng ai cũng gọi mưa là một cây, tôi hiểu sơ sơ... Nói thật đến nay cũng không biết rõ tại sao quê tôi lại kêu mưa là cây, như vậy?
Bây giờ có bữa nhìn các trận mưa giông ầm ầm lại thương nhớ cây mưa ngày xưa quá chừng!.
Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013
CHUYỆN TÌNH GIÀ
Truyện ngắn Hòa Văn
Trước đó cũng trên FB tôi bàng hoàng trước một tấm ảnh chụp hai cụ già và một con chó con đang ở trên “khu đĩ” của ngôi nhà mái lợp bằng lá dừa chìm trong cơn lũ dữ, nước lũ đang mấp mé mái nhà.
Thời buổi giờ mọi chuyện đều biết cả chỉ có bên trong “cái tâm tư” của mỗi con người là mù tịt.
“Không mù tịt thì làm sao mà sống được”. Đó là lý lẽ của Sân con ông Tư Rói.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)