Phạm Phú Phong
Đã có lần tôi hướng dẫn sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp
cử nhân về Văn chương Phan Khôi - nhìn từ góc độ thể loại. Nay đọc báo
Tuổi trẻ (số ra ngày 13.6.2013) đưa tin Hội đồng nhân dân thành phố Đà
Nẵng ra nghị quyết đặt tên đường mang tên Phan Khôi, bỗng nhiên dường
như tôi tận mắt nhìn thấy bóng dáng ông lại sừng sững hiện về…
Phan Khôi sinh ngày 6.10.1887 ở làng Bảo An, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Là “con một”, cậu ấm của nhà Nho yêu nước Phan Trân và bà Hoàng Thị Lệ,
con gái của Tổng đốc Hoàng Diệu. Cụ Phan Trân là người đã treo ấn từ
chức Tri phủ Diên Khánh vì sự lộng hành của công sứ Pháp.
Phan Khôi học chữ Hán với cha từ năm 6 tuổi, 19 tuổi đỗ tú tài, chuyển sang học quốc ngữ và tiếng Pháp. Chủ yếu bằng con đường tự học (ngay cả những năm bị Pháp giam vì nghi ngờ có tham gia vụ nổi dậy của vua Duy Tân, ông cũng tự học trong nhà lao Hội An), ông trở thành nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu lý luận phê bình, dịch giả và là học giả uyên bác thời danh, với những bút danh như Chương Dân, Tú Sơn, Thông Reo, Tân Việt. Và, đồng thời ông còn là con người của thời đại, sản sinh từ các trào lưu yêu nước như Duy tân, Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, có sự xuyên thấm đến mức nhuần nhuyễn bản sắc văn hóa Việt
với truyền thống của làng quê văn hiến, hun đúc nên phẩm chất và bản lĩnh của một con người Quảng Nam “thứ thiệt” sừng sững hơn nửa thế kỷ.
Phan Khôi là một trong những người tiêu biểu cho “Quảng Nam hay cãi”. Không phải ngẫu nhiên mà người Quảng có câu “lý sự quá Phan Khôi”. Ông vốn không phải là người bảo thủ, mà luôn nhạy bén với cái mới. Cái “cốt tính” xứ Quảng đã ăn sâu vào máu thịt ông, hình thành nên hệ thống tư duy thể hiện “sự vươn lên của tâm hồn, tinh thần bất khuất, đức tính chịu khó, hăng hái làm việc nghĩa, rất can đảm, sẵn sàng hy sinh đấu tranh chống những thế lực đàn áp... Đó là cái trầm lặng của con người nghĩ nhiều, cảm nhiều, hành động nhiều và gặp trường hợp nào cũng biết nói lớn. Cái cá tính ấy được thể hiện qua hành động thì vô cùng phong phú. Người xứ Quảng rất giàu tình cảm, nhưng không bộc lộ ồn ào mà lại thầm kín, bền chặt. Họ rất giản dị, thiết thực, thẳng thắn chân thành rất giàu nghị lực. Đó là mẫu người có ý chí cương quyết, có con tim hào hùng” (Vu Gia, Phan Khôi - báo chí tiếng Việt và thơ mới, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh 2003, tr.82). Phan Khôi là mẫu người như thế.
Người ta hay nói đến phẩm chất Quảng Nam thể hiện ở tính khí con người Phan Khôi. Nhưng quan trọng và lớn hơn, đó chính là những bước đi tiên phong trong nhiều thể loại văn chương, góp phần làm thay đổi diện mạo tiến trình văn học đất nước. Ở đó, ông không chỉ là người mở đầu cho phong trào thơ mới với bài “Tình già” in kèm lời tự giới thiệu “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” in trên Phụ nữ tân văn số ra ngày 10.3.1932. Bài thơ là một cơn bão thổi tan bao nhiêu ao tù nước đọng lưu cữu trong đời sống thi ca, tạo một cuộc cách mạng thật sự, “Một thời đại mới trong thi ca” như Hoài Thanh đã nói. Phan Khôi không đi một mình, mà sau ông kéo theo cả một dàn đồng ca: Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính... có thể nói, khoảng 50 người thành danh sau ngọn gió Phan Khôi thổi tới. Chính vì lẽ đó, lâu nay người ta chỉ nhớ Phan Khôi là người mở đầu cho phong trào thơ mới, mà quên rằng, ông còn là người tiên phong khai mở cho nhiều thể loại văn học khác. “Nam âm thi thoại” ông viết trên các báo Nam Phong tạp chí, Đông Pháp thời báo, Phụ nữ tân văn từ năm 1918 - 1932 (sau sưu tập in thành “Chương Dân thi thoại”) thực chất là công trình lý luận, phê bình thơ chữ Nôm đầu tiên, ra đời trước “Phê bình và cảo luận” (1933) của Thiếu Sơn. Trên Phụ nữ tân văn (1928), trong chuyên mục “Câu chuyện hằng ngày” Phan Khôi đã khai sinh ra thể loại nhàn đàm, một tiểu loại ký xuất hiện từ thời Montaigne (một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất của thời kỳ Phục hưng Pháp; được xem là người đã đưa tiểu luận thành một thể loại văn học), với hơn một trăm bài xuất hiện trên tổng số 273 kỳ báo. Hai truyện ngắn viết bằng chữ Hán “Hoạn hải ba đào”, “Mộng trung mộng” in trên Nam Phong tạp chí (số 15 và 18.1918) có thể đặt cạnh những truyện ngắn viết bằng quốc ngữ ra đời cùng năm như “Câu chuyện gia đình”, “Chuyện ông Lý Chắm” của Nguyễn Văn Ngọc, “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, tuy rằng trước đó Phạm Duy Tốn đã có “Bực mình” (1914) nhưng còn sơ lược, gần với chuyện kể truyền thống hơn là truyện ngắn. Tuy nằm trong vỏ chữ Hán, nhưng truyện của ông thể hiện tư duy nghệ thuật hiện đại. Bên cạnh đó, còn phải kể đến tiểu thuyết “Trở vỏ lửa ra” (1939), cùng với hàng loạt bài báo đấu tranh đòi giải phóng phụ nữ, dịch các tác phẩm như “Kinh Thánh” của Kitô giáo (1921), “Chủ nghĩa Marx và ngôn ngữ” của Stalin (1951), “Truyện ngắn Lỗ Tấn” (1952)...
Sự tiên phong trong các thể loại văn học thể hiện phẩm chất Quảng Nam “thứ thiệt” là nhạy bén với cái mới, luôn có nhu cầu thay đổi tư duy, thích làm cách mạng, không cam chịu thủ phận, không chịu nổi sự tù túng của số phận, sự chật chội của thời đại đang sống, muốn vươn lên phía trước, tiên phong khai mở, đi trước thời đại. Ưu điểm nổi bật của nhân cách kẻ sĩ, nhân cách “danh sĩ đất Quảng” của ông là ở chỗ ấy, nhưng nhược điểm của ông cũng là ở chỗ ấy. Ông sống có chủ kiến và biết bảo vệ chủ kiến của mình đến cùng, nhưng không phải cái gì ông cũng đúng. Ông sống một cách ương ngạnh và toàn vẹn với cả điều đúng đắn lẫn những sai lầm, khiến người đời có lúc không hiểu ông, thậm chí có lúc lên án hoặc lãng quên ông. Nhìn lại những bước đột phá trong văn chương của ông, quả là đã góp phần đưa tiến trình hiện đại hóa văn học nước nhà tiến lên những bước dài, có thể so với vài mươi năm hoặc non nửa thế kỷ. Ngước nhìn thành tựu văn chương của ông mà ngưỡng vọng tấm lòng nhiệt thành của một con chim Việt xa xa trong mù khơi, đậu cành Nho trong lồng xã hội phong kiến, vọng về phương Đông nhìn ra phương Tây, thỉnh thoảng cất lên tiếng kêu tha thiết pha lẫn ít nhiều u uất, cực nhọc, hệ quả của một cuộc đời không mấy thanh thản, thong dong. Nhưng xét cho cùng, ở vào bất cứ hoàn cảnh nào, ông cũng chính là ông, cũng toàn vẹn một nhân cách của “danh sĩ đất Quảng” với tất cả ý nghĩa xác đáng của danh hiệu này.
P.P.P
Theo baoquangnam.com.vn
Phan Khôi học chữ Hán với cha từ năm 6 tuổi, 19 tuổi đỗ tú tài, chuyển sang học quốc ngữ và tiếng Pháp. Chủ yếu bằng con đường tự học (ngay cả những năm bị Pháp giam vì nghi ngờ có tham gia vụ nổi dậy của vua Duy Tân, ông cũng tự học trong nhà lao Hội An), ông trở thành nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu lý luận phê bình, dịch giả và là học giả uyên bác thời danh, với những bút danh như Chương Dân, Tú Sơn, Thông Reo, Tân Việt. Và, đồng thời ông còn là con người của thời đại, sản sinh từ các trào lưu yêu nước như Duy tân, Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, có sự xuyên thấm đến mức nhuần nhuyễn bản sắc văn hóa Việt
với truyền thống của làng quê văn hiến, hun đúc nên phẩm chất và bản lĩnh của một con người Quảng Nam “thứ thiệt” sừng sững hơn nửa thế kỷ.
Phan Khôi là một trong những người tiêu biểu cho “Quảng Nam hay cãi”. Không phải ngẫu nhiên mà người Quảng có câu “lý sự quá Phan Khôi”. Ông vốn không phải là người bảo thủ, mà luôn nhạy bén với cái mới. Cái “cốt tính” xứ Quảng đã ăn sâu vào máu thịt ông, hình thành nên hệ thống tư duy thể hiện “sự vươn lên của tâm hồn, tinh thần bất khuất, đức tính chịu khó, hăng hái làm việc nghĩa, rất can đảm, sẵn sàng hy sinh đấu tranh chống những thế lực đàn áp... Đó là cái trầm lặng của con người nghĩ nhiều, cảm nhiều, hành động nhiều và gặp trường hợp nào cũng biết nói lớn. Cái cá tính ấy được thể hiện qua hành động thì vô cùng phong phú. Người xứ Quảng rất giàu tình cảm, nhưng không bộc lộ ồn ào mà lại thầm kín, bền chặt. Họ rất giản dị, thiết thực, thẳng thắn chân thành rất giàu nghị lực. Đó là mẫu người có ý chí cương quyết, có con tim hào hùng” (Vu Gia, Phan Khôi - báo chí tiếng Việt và thơ mới, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh 2003, tr.82). Phan Khôi là mẫu người như thế.
Vợ chồng cụ Phan Khôi và mộ phần. |
Người ta hay nói đến phẩm chất Quảng Nam thể hiện ở tính khí con người Phan Khôi. Nhưng quan trọng và lớn hơn, đó chính là những bước đi tiên phong trong nhiều thể loại văn chương, góp phần làm thay đổi diện mạo tiến trình văn học đất nước. Ở đó, ông không chỉ là người mở đầu cho phong trào thơ mới với bài “Tình già” in kèm lời tự giới thiệu “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” in trên Phụ nữ tân văn số ra ngày 10.3.1932. Bài thơ là một cơn bão thổi tan bao nhiêu ao tù nước đọng lưu cữu trong đời sống thi ca, tạo một cuộc cách mạng thật sự, “Một thời đại mới trong thi ca” như Hoài Thanh đã nói. Phan Khôi không đi một mình, mà sau ông kéo theo cả một dàn đồng ca: Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính... có thể nói, khoảng 50 người thành danh sau ngọn gió Phan Khôi thổi tới. Chính vì lẽ đó, lâu nay người ta chỉ nhớ Phan Khôi là người mở đầu cho phong trào thơ mới, mà quên rằng, ông còn là người tiên phong khai mở cho nhiều thể loại văn học khác. “Nam âm thi thoại” ông viết trên các báo Nam Phong tạp chí, Đông Pháp thời báo, Phụ nữ tân văn từ năm 1918 - 1932 (sau sưu tập in thành “Chương Dân thi thoại”) thực chất là công trình lý luận, phê bình thơ chữ Nôm đầu tiên, ra đời trước “Phê bình và cảo luận” (1933) của Thiếu Sơn. Trên Phụ nữ tân văn (1928), trong chuyên mục “Câu chuyện hằng ngày” Phan Khôi đã khai sinh ra thể loại nhàn đàm, một tiểu loại ký xuất hiện từ thời Montaigne (một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất của thời kỳ Phục hưng Pháp; được xem là người đã đưa tiểu luận thành một thể loại văn học), với hơn một trăm bài xuất hiện trên tổng số 273 kỳ báo. Hai truyện ngắn viết bằng chữ Hán “Hoạn hải ba đào”, “Mộng trung mộng” in trên Nam Phong tạp chí (số 15 và 18.1918) có thể đặt cạnh những truyện ngắn viết bằng quốc ngữ ra đời cùng năm như “Câu chuyện gia đình”, “Chuyện ông Lý Chắm” của Nguyễn Văn Ngọc, “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, tuy rằng trước đó Phạm Duy Tốn đã có “Bực mình” (1914) nhưng còn sơ lược, gần với chuyện kể truyền thống hơn là truyện ngắn. Tuy nằm trong vỏ chữ Hán, nhưng truyện của ông thể hiện tư duy nghệ thuật hiện đại. Bên cạnh đó, còn phải kể đến tiểu thuyết “Trở vỏ lửa ra” (1939), cùng với hàng loạt bài báo đấu tranh đòi giải phóng phụ nữ, dịch các tác phẩm như “Kinh Thánh” của Kitô giáo (1921), “Chủ nghĩa Marx và ngôn ngữ” của Stalin (1951), “Truyện ngắn Lỗ Tấn” (1952)...
Sự tiên phong trong các thể loại văn học thể hiện phẩm chất Quảng Nam “thứ thiệt” là nhạy bén với cái mới, luôn có nhu cầu thay đổi tư duy, thích làm cách mạng, không cam chịu thủ phận, không chịu nổi sự tù túng của số phận, sự chật chội của thời đại đang sống, muốn vươn lên phía trước, tiên phong khai mở, đi trước thời đại. Ưu điểm nổi bật của nhân cách kẻ sĩ, nhân cách “danh sĩ đất Quảng” của ông là ở chỗ ấy, nhưng nhược điểm của ông cũng là ở chỗ ấy. Ông sống có chủ kiến và biết bảo vệ chủ kiến của mình đến cùng, nhưng không phải cái gì ông cũng đúng. Ông sống một cách ương ngạnh và toàn vẹn với cả điều đúng đắn lẫn những sai lầm, khiến người đời có lúc không hiểu ông, thậm chí có lúc lên án hoặc lãng quên ông. Nhìn lại những bước đột phá trong văn chương của ông, quả là đã góp phần đưa tiến trình hiện đại hóa văn học nước nhà tiến lên những bước dài, có thể so với vài mươi năm hoặc non nửa thế kỷ. Ngước nhìn thành tựu văn chương của ông mà ngưỡng vọng tấm lòng nhiệt thành của một con chim Việt xa xa trong mù khơi, đậu cành Nho trong lồng xã hội phong kiến, vọng về phương Đông nhìn ra phương Tây, thỉnh thoảng cất lên tiếng kêu tha thiết pha lẫn ít nhiều u uất, cực nhọc, hệ quả của một cuộc đời không mấy thanh thản, thong dong. Nhưng xét cho cùng, ở vào bất cứ hoàn cảnh nào, ông cũng chính là ông, cũng toàn vẹn một nhân cách của “danh sĩ đất Quảng” với tất cả ý nghĩa xác đáng của danh hiệu này.
P.P.P
Theo baoquangnam.com.vn
Thực hiện Nghị quyết Hội đồng
nhân dân thành phố Đà Nẵng tại Kỳ họp thứ 7, nhiệm kỳ 2011 -
2016, cơ quan chức năng đã tổ chức việc gắn bảng
tên đường Phan Khôi tại ngã tư đường Phan Khôi - Hoàng Châu Ký thuộc
tổ 21, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Đường Phan Khôi dài
615m, lòng đường rộng 7,5m, vỉa hè 2 bên rộng 4 m, song song
với đường Văn Tiến Dũng ở phía Tây, giao với đường
Hoàng Châu Ký ở khoảng 1/3 đường kể từ đầu đường phía
Bắc thuộc khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ.
Đây là "sự vinh danh xứng đáng cho nhà Văn hóa, nhà báo
Phan Khôi, một người có những đóng góp không nhỏ trong quá trình phát triển văn
học của nước nhà".
Xem thêm: http://nhavantphcm.com.vn/chan-dung-phong-van/lai-nguyen-an-nhin-nhan-ve-phan-khoi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét