Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

HÒA VĂN: ĐẤT... NƯỚC...




"Đất và nước bao đời vẫn thế
Chan chứa trong lòng niềm vui".
Niềm vui từ lòng đất và nước có gì hơn?!.
Đã rất nhiều lần bồng bềnh trên dòng sông Mẹ Thu Bồn nhưng cứ mỗi lần có dịp đi trên sông lại là mới mẽ tựa y lần đầu tiên hồi xửa hồi xưa ấy!
Hôm 16 tháng Hai Kỷ Hợi vừa rồi lại là lần mới mẽ nữa khi cùng Anh Đặng Tiến và quý anh em đi trên sông Thu.
Những câu chuyện kể, những câu ca câu thơ về dòng sông cũng chính là tâm tình trong veo của từng người. Có thể nói khi đối diện với dòng sông yên lặng hay dạt dào sóng con người càng biết điều gì phải làm...
"Lại về bến cũ sông xưa/ Lòng vui như thể tuổi vừa đôi mươi..."

Tôi đọc hai câu thơ trên khi vừa bước đến bến đò Đình (Cẩm Phú 1, Điện Phong) bất chợt nhìn vào đôi mắt nhà phê bình văn học Đặng Tiến đang ở tuổi 80 cảm nhận bao niềm vui "tuổi đôi mươi" ấy! Và rồi nhìn tiếp các anh Văn Công Hoàng, Trần Thu và hai người nữa trong đó có một là vợ của anh Thu tất cả y như mới tuổi lên chín lên mười đầy háo hức ... cho dù đã không ít lần đến đây rồi!.
Cô Nghĩa đề nghị "cho cô một áo phao" chủ thuyền vâng rồi chuyền trao cho mỗi người một chiếc. Đúng đi trên sông có chiếc áo phao làm cho người đi thuyền an nhiên hơn.
Buổi chiều sắp hoàng hôn mặt trời sắp lặn con sông dần chìm vào khoảng tối... Những con sóng cuối ngày dập dềnh đập vào mạn thuyền nước tung tóe mát rượi... Đó là lúc con thuyền rẽ sóng ra khơi chứ khi xuôi về hướng Hội An chạy dọc sóng nước sông lại yên ả...
Tôi miên man... nghĩ về thời xa xưa thời mà các ngài tiền hiền, hậu hiền, công đức là cư dân từ Thanh Nghệ Tĩnh... theo chiếu vua Lê vào vùng đất mới lập dựng nên một địa danh với tên gọi Quảng Nam quốc. Bây giờ việc đi lại bằng đường bộ đường thủy dễ dàng thế mà đôi khi có cảm giác ngại ngùng thế mà ông cha xưa cách nay 548 năm (1471-2019) đã và làm sao vượt qua bao trở ngại gian khó để mà gầy dựng nên cơ nghiệp trở thành vùng đất địa linh nhân kiệt Gò Nổi yêu quý.
Tôi nghĩ về cụ Phan (Khôi), cụ Trần (Cao Vân), cụ Phạm (Phú Thứ), cụ Lê (Đinh Dương), cụ Hoàng (Diệu) và quý tiên liệt... Người Gò Nổi làm rạng rỡ tông môn xã tắc.
Trên dòng sông Thu Bồn với bao bến đợi bến trông còn in bóng hình quý cụ khoảng trời xanh ban ngày khoảng trời lồng lộng ánh trăng soi đêm 16 như đêm nay còn đâu đây hơi ấm của Người hình bóng hơi ấm phả lên thơm ngát như nén trầm anh Thu vừa đốt cháy lên giữa vùng mênh mông sóng nước ở gần chợ Củi (Cầu Mống-Điện Phương) (*) nơi vào 31 tháng 12 năm 1885 (**) có một người Gò Nổi đã lẫm liệt hy sinh trong cao trào Nghĩa hội Quảng Nam do cụ Hường Hiệu lãnh đạo đó là Tú Tài Đỗ Đăng Xuân người làng Bàn Lãnh xã.
Không rõ bao lần những Ngũ Phụng người Gò Nổi Phạm Liệu, Phan Quang, Dương Hiển Tiến, Phạm Tuấn... (***) trước khi tề phi từng tắm từng ê a câu chữ thánh hiền nơi bãi bờ bến sông nay đã lùi vào dĩ vãng nhưng có một điều chắc chắn tinh anh của ông cha không bao giờ phôi pha mà sẽ kết tụ lại thành những nhân tài hiện đại làm rạng ngời thêm đất và nước... Quê hương.
Đất... Nước... Con người hòa quyện vẽ nên truyền thống tốt đẹp mãi mãi ngàn đời.
Hòa Văn
Tháng 3/2019
-----
(*) Chợ Củi ở tả ngạn sông Thu Bồn, đầu cầu Câu Lâu (cũ) (còn gọi là cầu Mống), phía tây quốc lộ 1A (nay xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam). Vào thế kỷ XVII – XVIII chợ chuyên bán củi được khai thác từ phía thượng nguồn sông Thu Bồn, kết bè thả trôi về, nhằm cung cấp chất đốt cho dinh trấn Thanh Chiêm, các lò gạch ở Thanh Hà, phố Hội An và các tàu thuyền nước ngoài đến đây buôn bán. Chợ nay không còn.
- (**): Nhằm ngày 26 tháng 11 năm Ất Dậu sau gần 3 tháng giam giữ. Cái chết đầy tính chất bi tráng của Tán Tương Quân Vụ Đỗ Đăng Xuân và không lâu sau đó là sự hy sinh của hai thủ lĩnh Nghĩa hội Quảng Nam là Nguyễn Duy Hiệu và Phan Bá Phiến bởi bàn tay của giặc Pháp và triều đình Huế thời vua Đồng Khánh đã khép lại một phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân tuy ngắn ngủi (1885-1887), nhưng không kém phần sôi động, oanh liệt(2).
- Nhân dân làng Bàn Lãnh thường gọi Tán Tương Quân Vụ Đỗ Đăng Xuân với tục danh Tú Xuân. Ông sinh năm 1836 - hy sinh năm 1885, mộ toạ lạc tại làng Bàn Lãnh (thôn Đông Lãnh xã Điện Trung, Điện Bàn, Quảng Nam).
(***): Ngũ Phụng Tề Phi (五鳳齊飛, Năm con chim phượng hoàng cùng bay) là một danh xưng dùng để chỉ 5 người đồng hương cùng đỗ đại khoa trong cùng một khoa thi. Ở Việt Nam, danh xưng này được nhiều người biết đến nhất khi dùng để chỉ 5 danh sĩ người tỉnh Quảng Nam cùng đỗ đại khoa vào năm 1898[1].
Hành trạng Ngũ Phụng
Theo văn bia tiến sĩ Mậu Tuất 1898 dựng trong khuôn viên di tích Văn Thánh Huế, thi khoa thì này, ngoài Đào Nguyên Phổ đỗ đầu với danh Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, 7 vị Tiến sĩ còn lại đều đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Ngoài ra có 9 vị đỗ Phó bảng được yết danh nhưng không được khắc vào bia đá. Dưới đây là tóm tắt hành trạng vị đại khoa Quảng Nam theo thứ tự trên văn bia như sau:
Phạm Liệu
Tự là Sư Giám, hiệu là Tăng Phố. Sinh năm 1873, mất năm 1937, quê xã Trừng Giang, tổng Đa Hòa thượng, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là thôn Hòa Giang, xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Đỗ Cử nhân năm 1894. Đỗ đầu trong nhóm Đệ tam giáp lúc mới 26 tuổi. Sau khi đỗ, ông được lưu lại Huế học tiếng Pháp tại Tứ Dịch quán. Năm 1901, được bổ làm tri huyện Đông Sơn rồi tri phủ Nga Sơn ở Thanh Hóa. Năm 1905, làm chủ sự bộ Hình rồi chủ sự Quốc sử quán ở kinh đô. Năm 1908, được bổ làm tri huyện Phù Cát (Bình Định). Năm 1912, làm viên ngoại phụ chánh Cơ mật viện, hàm Quang lộc tự thiếu khanh. Khoa thi năm Quý Sửu (1913), làm quan duyệt quyển cùng với Nguyễn Thiện Hành - biện lý bộ Học. Hai năm sau, được thăng hàm Hồng lô tự khanh, làm phó chủ khảo trường thi Hương tại Nghệ An. Trải qua nhiều chức trọng quyền cao nơi triều chính, như tham tri bộ Công và tham tri bộ Lại, đến năm 1929 còn được bổ làm thượng thư bộ Binh. Đến năm 1933, vua Bảo Đại cải tổ nội các, bãi nhiệm cùng lúc 5 thượng thư, trong đó có cả Phạm Liệu. Ông về hưu tại quê nhà và mất ngày 21 tháng 11 năm 1937.
Một trong những người con trai là nhà thơ Phạm Hầu, từng được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong tập Thi nhân Việt Nam rằng: "Ở giữa đời, Phạm Hầu là một cái bóng, chân đi không để dấu trên đường đi".
Phan Quang
Danh sĩ, đại thần Phan Quang (1873-1939) cuối triều Nguyễn, tự Quế Nam, quê ở xã Phước Sơn, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Tổ tiên ông vốn gốc người tỉnh Nghệ An, sau vào lập nghiệp ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
ông là cháu nội của cử nhân Phan Văn Thuật, một danh thần triều Nguyễn nổi tiếng trong lĩnh vực pháp luật; xuất sắc trong công tác xã hội, đến lị sở nào cũng được nhân dân cảm ân đức. (Năm 1865 đang lúc giữ chức Biện lý bộ Hình thì ở Quảng Nam nhân dân bị nạn đói, ông Phan Văn Thuật tâu xin vua Tự Đức phát hơn 30.000 phương gạo cứu giúp dân chúng Nhờ thế dân địa phương thoát được cảnh chết đói. Nhân dân tỉnh nhà rất cảm động trước ân đức của ông.) Xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, Phan Quang có 7 anh chị em ruột thì 4 anh em trai đều là danh sĩ: anh là tú tài Phan Xáng, em là tú tài Phan Ấm và cử nhân Phan Vĩnh.
Thuở nhỏ, ông rất thông minh, cùng với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Liệu, Nguyễn Đình Hiến vả Phan Chu Trinh là những học sinh xuất sắc của trường Đốc Quảng Nam. Năm Giáp Ngọ, trong kỳ thi Hương tại Thừa Thiên ông đỗ cử nhân thứ 3; cụ Hà Dình Nguyễn Thuật lúc bấy giờ ₫ã tặng ông câu ₫ối sau:
Thi lễ danh gia quế lãnh hương truyền khoa phổ cựu,
Cầm thư tiểu trụ hà đình phong tỗnh tiệp âm lai.
tạm dịch:
Thi,lễ danh gia đỉnh Quế hương truyền ₫ậu ₫ạt từ trước;
Đàn, Thơ tạm Hà ₫ình tin mừng thi ₫ậu ₫ưa tới nơi.
Năm Mậu Tuất (1898), niên hiệu Thành Thái thứ 10, ông đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ. Đặc biệt trong khoa thi này, tỉnh Quảng Nam có năm người cùng đỗ Tiến sĩ và Phó bảng, được vua Thành Thái ban tặng tấm biển “Ngũ phụng tề phi” (năm con phụng cùng bay), gồm ba tiến sĩ: Phạm Liệu, Phan Quang, Phạm Tuấn và hai Phó bảng: Dương Hiển Tiến, Ngô Chuân.
Ông làm quan nhiều nơi ở miền Trung. Năm 1901, ông bắt ₫ầu làm tri huyện Lệ Thủy, rồi Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Năm 1905, ông bị triệt hồi vì xung ₫ột với công sứ Pháp. Ông bất bình việc tăng thuế tại địa phương ông đang trị nhậm, địa phương mà đất đai cằn cỗi, dân tình khốn khổ, không tiền nộp thuế. Đến năm 1910, ông lại được phục chức đi làm giáo thọ Tuy An (Phú Yên), lần lượt thăng lĩnh Án sát Bình Định, Thị Lang, Tham tri bộ Hình. Năm 1930 ông xin về hưu được phong hàm Lễ Bộ Thượng thư.
Sau khi về hưu, ông ₫ã vận ₫ộng triều ₫ình ₫ể lập lên trường tiểu học cho nhân dân trong huyện. Trường tiếu học Quế Sơn ra ₫ời năm 1937,là một trong những trường học hiếm hoi ở miền Trung lúc bấy giờ. Tự hào về ngôi trường này, tiến sĩ Phan Quang, đã có câu đối đắp ở cổng trường:
Nền Tây tự, cuộc Tây viên, bức vẽ thợ trời thêm cảnh tượng
Non Phước Sơn, nền Phước Đức, tiếng vang sấm dậy đất Nam bang
Đối với người dân địa phương, tên tuổi ông còn gắn liền với sự ra ₫ời của một cái chợ ở huyện Phước Sơn, gọi là chợ Đàng. Ông đã hiến đất cho làng để lập chợ làm nơi buôn bán hai bên đường.
Nam 1939, ông mất tại quê nhà, thọ 67 tuổi. Người bạn cũ cụ Lương Thúc Kỳ ₫ã khóc ông với câu ₫ối sau:
Biên tịch cựu giao, hà thượng song ngư vô nhất tự
Bể hồi vãn sự, vân biên ngũ phụng dĩ tề phi.
(Xa cách bạn xưa, tin cá mấy lời đều vắng cả/
Nhớ về chuyện cũ, vén mây năm phụng đã bay rồi)
Tác phẩm của ông, do hai cuộc chiến tranh tàn phá quê hương, nên không gìn giữ được. Ông chỉ còn ₫ể lại một ít bài thơ còn truyền miệng trong dân gian. Thơ ông bình dị, nhẹ nhàng, như tiếng nói mộc mạc thường ngày. Như bài sau:
Thuyền ai một lá nhẹ như phao,
Đưa khách vừa ra rước khách vào.
Giữa bể phong tình buồm phơi phới,
Đầu nguồn ân ái sóng lao xao.
Lái nương ngọn gió mòn tay ngọc,
Chèo rán cơn mưa lợt má đào.
Tây tử đến khi về Phạm Lãi,
Năm hồ rửa sạch kiếp lao đao.
Phan Quang là vị quan thanh liêm, chánh trực biết lo cho dân. Cho ₫ến nay dân ₫ịa phương vẫn ưu ái gọi ông là cụ thượng Phước Sơn. Con cháu ông sau này có những người thành ₫ạt như giáo sư Phan Khoang (1906-1971), nhà văn Phan Du (1915-1983), Bộ trưởng Võ Đông Giang (còn gọi Phan Bá - cháu ông).
Phạm Tuấn
Sửa đổi
Tự là Hỷ Thần, hiệu là Văn Luân. Sinh năm 1852, mất năm 1917, quê xã Xuân Đài, tổng Phú Khương Thượng, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Nguyên tên ông là Phạm Tấn, sau đổi thành Phạm Trọng Tuấn, rồi Phạm Tuấn. Đỗ Cử nhân năm 1879, được bổ làm bang tá phủ Điện Bàn, rồi được bổ làm huấn đạo Quế Sơn quyền nhiếp tri huyện Hà Đông (Tam Kỳ), đến năm 1898 thì làm giáo thụ phủ Thăng Bình ở tỉnh nhà. Năm 1898, ông thi Đình và đỗ thứ 5 trong nhóm Đệ tam giáp lúc đã 47 tuổi. Năm 1899, ông được bổ làm thừa biện bộ Lễ. Năm 1902, làm thị giảng học sĩ. Năm 1908, làm đốc học Hà Tĩnh, hàm Quang lộc tự thiếu khanh. Năm 1913, về hưu, được thăng hàm Hồng lô tự khanh. Năm 1917, ông qua đời tại quê nhà.
Ngô Chuân
Còn gọi là Ngô Truân, Ngô Trân hay Ngô Lý. Sinh năm 1873, mất năm 1899, quê xã Mông Lãnh, tổng Phú Xuân, huyện Quế Sơn, phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Do gia cảnh bần hàn, cha lại mất sớm, nên phải cùng mẹ qua ngụ cư làng Cẩm Sa, tổng Thanh Quýt, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay thuộc xã Điện Nam, huyện Điện Bàn). Đỗ Cử nhân năm 1894. Năm 1898, đỗ đầu trong nhóm Phó bảng lúc mới 26 tuổi. Sau đó ông được bổ làm tri huyện Thạch Hà ở Hà Tĩnh, nhưng chưa kịp nhận nhiệm sở thì ông lâm trọng bệnh và qua đời năm 1899 khi mới 27 tuổi.
Dương Hiển Tiến
Sinh năm 1866, mất năm 1907, người xã Cẩm Lậu, tổng Thanh Quýt, huyện Diên Phước, phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc xã Điện Phong, huyện Điện Bàn). Đỗ Cử nhân năm 1891, năm 1898 đỗ thứ 3 trong nhóm Phó bảng. Không thấy ghi chép gì hành trạng làm quan của ông. Năm 1907, ông lâm bệnh thương hàn và mất ở quê nhà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét